Bàu Bàng: Đồng bộ hạ tầng để phát triển công nghiệp bền vững

Cập nhật: 10-04-2020 | 07:44:16

Thc hin Ngh quyết Đi hi Đng b huyn Bàu Bàng ln th XI, nhim k 2015-2020, Ban Chp hành Đng b huyn đã đ ra mt s chương trình hành đng, trong đó có Chương trình hành đng v Phát trin công nghip n đnh, bn vng trên đa bàn huyn Bàu Bàng giai đon 2016-2020 (Chương trình s 11) và Chương trình Xây dng h thng kết cu h tng đng b, hin đi giai đon 2016-2020 và tm nhìn đến năm 2030 huyn Bàu Bàng (Chương trình s 12). Vic thc hin tt hai chương trình này giúp huyn Bàu Bàng có nhng bưc phát trin nhanh và bn vng.

 Huyện Bàu Bàng đang đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ đô thị ti trung tâm huyện và thị trấn Lai Uyên với cốt lõi là Khu công nghiệp đô thị Bàu Bàng

 Hạ tầng ngày càng đồng bộ

Cây Trường là xã cách xa trung tâm huyện Bàu Bàng nhất so với các xã khác trên địa bàn. Là xã thuần nông, những năm trước đây, hạ tầng cơ sở cũng như đời sống người dân mặc dù không ngừng được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhất là sau ngày thành lập huyện mới Bàu Bàng, bộ mặt nông thôn xã Cây Trường đã có nhiều thay đổi tích cực. Đặc biệt kết cấu hạ tầng đã được đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển cũng như đời sống người dân.

Ông Nguyễn Minh Hiếu, Bí thư Đảng ủy xã Cây Trường, cho biết thực hiện kế hoạch của Đảng ủy về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong nhiệm kỳ qua, hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã tiếp tục được đầu tư xây dựng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Xã đã triển khai thực hiện và đưa vào sử dụng 17/17 công trình, bao gồm: Đường bê tông nhựa nóng, bê tông xi măng, cống thoát nước, giao thông nông thôn, hệ thống chiếu sáng các tuyến đường… “Hệ thống hạ tầng của xã được đầu tư xây dựng không chỉ làm thay đổi cơ bản diện mạo của địa phương mà còn là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp một khi Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng và Khu công nghiệp Cây Trường được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động…”, ông Hiếu cho biết thêm.

Cũng như xã Cây Trường, thực hiện Chương trình “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” huyện Bàu Bàng, những năm gần đây, kết cấu hạ tầng xã Long Nguyên đã được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ. Ông Nguyễn Tấn Nam, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Long Nguyên, cho biết 5 năm qua, tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn trên 65 tỷ đồng, trong đó huyện đầu tư gần 59 tỷ đồng, xã đầu tư gần 6 tỷ đồng, nhân dân và doanh nghiệp đóng góp 450 triệu đồng. Trên địa bàn xã có 50 công trình giao thông nông thôn được triển khai thực hiện với chiều dài trên 81km. Ngoài ra, Nông trường Cao su Long Tân và nhân dân đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa hàng chục km đường giao thông nông thôn. “Việc xây dựng đồng bộ hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông không những giúp giải quyết vấn đề lưu thông hàng hóa, đi lại của nhân dân mà còn là tiền đề để chỉnh trang, nâng cấp Long Nguyên trở thành đô thị loại V của huyện Bàu Bàng…”, ông Nam chia sẻ.

Ông Lê Khắc Tri, Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng, cho biết thực hiện Chương trình số 12 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 12-9-2016 về triển khai thực hiện Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đã triển khai, phổ biến nội dung chương trình, kế hoạch đến các tổ chức, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị để quán triệt, phân công triển khai thực hiện. Đến nay, kết cấu hạ tầng trên các lĩnh vực của huyện đều có sự phát triển mạnh mẽ, như hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng giáo dục - đào tạo… Đặc biệt mạng lưới giao thông của huyện phát triển mạnh, tạo được sự liên thông từ ấp đến xã, huyện, tỉnh và kết nối vào hệ thống đường quốc lộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.

Phát triển công nghiệp bền vững

Là huyện ở phía bắc của tỉnh, Bàu Bàng cách TP.Thủ Dầu Một 35km, TP.Hồ Chí Minh 70km cùng với tuyến đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn kết nối với Đồng Nai, nơi quy hoạch sân bay, cảng biển mới đã được Chính phủ thông qua... là điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất công nghiệp. Mặt khác, từ Bàu Bàng kết nối với quốc lộ 13 đi các tỉnh Tây nguyên và đường Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khá thuận tiện. Bên cạnh đó, tỉnh đang tiếp tục thực hiện chủ trương dịch chuyển công nghiệp về phía bắc bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt. Những yếu tố này sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa của huyện Bàu Bàng.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình số 11- CTr/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bàu Bàng về phát triển công nghiệp ổn định, bền vững trên địa bàn huyện Bàu Bàng giai đoạn 2016-2020, lĩnh vực công nghiệp của huyện đã có nhiều khởi sắc. Hiện nay, ngoài Khu công nghiệp Bàu Bàng hiện hữu với diện tích 1.000 ha, đến nay huyện đã và đang phát triển thêm Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng 1.000 ha (phần thuộc huyện gần 900 ha), Khu công nghiệp Tân Bình hơn 350 ha (phần thuộc huyện trên 95 ha), Khu công nghiệp Cây Trường (700 ha). Giai đoạn 2015-2019, tổng diện tích đất công nghiệp phát triển thêm gần 1.700 ha. Các ngành, nghề được thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp, bao gồm: Điện tử, công nghệ thông tin; chế biến lương thực, thực phẩm, nông lâm thủy sản; cơ khí, sản xuất kim loại; sợi, dệt may, da giày, hóa chất, cao su, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng… Với chính sách thông thoáng mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp, tính đến cuối năm 2019, huyện đã thu hút được trên 900 dự án trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký trên 27.000 tỷ đồng và trên 3 tỷ đô la Mỹ.

Với mục tiêu phấn đấu sớm trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị ở phía bắc của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bàu Bàng đang đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ đô thị trung tâm huyện Bàu Bàng và thị trấn Lai Uyên với cốt lõi là Khu công nghiệp đô thị Bàu Bàng trở thành đô thị vệ tinh của thành phố mới Bình Dương, phù hợp với định hướng của tỉnh đó là tập trung phát triển công nghiệp lên khu vực phía bắc. Theo đó, khu đô thị trung tâm huyện Bàu Bàng sẽ phát triển đồng bộ, hài hòa giữa phát triển công nghiệp và dịch vụ đô thị với mục tiêu tiếp tục thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao, có giá trị sản xuất lớn, ít sử dụng lao động; đồng thời, xây dựng đồng bộ các công trình như hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng như: Bệnh viện, trường học, công trình văn hóa thể thao, tiện ích công cộng gắn với công trình thương mại dịch vụ, nhà ở xã hội, khu hành chính tập trung tạo sự ổn định cho người dân và nhà đầu tư.

Với việc thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 11 và 12 về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp ổn định và bền vững cùng chính sách thu hút đầu tư thông thoáng của tỉnh, Bàu Bàng đang dần hội đủ các điều kiện để bứt phá về phát triển công nghiệp trong tương lai gần, góp phần xây dựng và phát triển huyện nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 Theo ông Lê Khắc Tri, Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng trong thời gian tới, cùng với việc hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, huyện sẽ phối hợp với ngành chức năng đẩy mạnh công tác mời gọi, xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp hiện có và tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây mới, mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn. Huyện cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 TRÍ DŨNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên