“Bức tử” suối Mù U

Cập nhật: 10-12-2014 | 08:52:07

Suối Mù U chạy uốn mình ôm trọn KP.Tân Phú 1 và Tân Phú 2 phường Tân Bình, TX.Dĩ An. Trước đây, con sui này là nguồn cung cấp nước cho hng chục hộ sản xut nông nghiệp. Thế nhưng hiện nay sui Mù U đang bị “bức tử”, nguồn nước ngy cng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

 Một thửa ruộng không thể trồng trọt được vì bị ô nhiễm nặng Ảnh: NGUYỄN HẬU

Ruộng vườn kêu cứu

Dẫn chúng tôi tham quan vườn cây ăn trái ở phía hạ lưu suối Mù U thuộc KP.Tân Phú 2, ông Nguyễn Thái Sơn chia sẻ: “Tôi có gần 1 ha diện tích đất trồng cây ăn trái là nguồn thu nhập chính của gia đình. Lúc trước, tôi dùng nguồn nước suối Mù U để tưới tiêu. Thế nhưng vài năm trởlại đây, dòng suối trở nên đen ngòm, mùi thối bốc lên nồng nặc khiến cây chết hàng loạt, hoặc không ra hoa kết trái. Bao nhiêu vốn liếng tôi đầu tư vào vườn cây cũng “trôi” theo nước bẩn của suối”. Cũng với tâm lý lo âu, ông Trần Thiện Nhân nói: “Chúng tôi đã phản ánh tình trạng ô nhiễm của dòng suối, nhưng nhiều năm nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Nhàtôi trồng mấy sào dừa được 4 năm nhưng chết hết, giờ mới trồng lại đãđược 2 năm nhưng cây dừa sống èo uột. Với đà này, cónguy cơ mất vốn làm ăn”. Ông Nguyễn Văn Sơn thì chỉ ruộng lúa than: “Đây là lần thứ 3 tôi sạ giống lúa mới lên được, nhưng lúa lên rất chậm và bị vàng lá, không biết lúa sống nổi hay không!”. Dòng suối bị ô nhiễm không chỉ làm cho nhiều hộ sản xuất nông nghiệp bị điêu đứng mà còn tác động đến đời sống của người dân KP.Tân Phú 1 và Tân Phú 2. Theo phản ánh của bà con sống ven suối, vào đêm khuya nước chảy vềồạt, cóhôm bọt nổi trắng như xàphòng. Đặc biệt mùa nắng nước thải có mùi hôi không thển ào chịu được. Bà Phan Thị Hồng (77 tuổi) chỉ tay xuống dòng suối, nuối tiếc: “Tôi sống ở đây từ thuở cha sinh mẹ đẻ, dòng suối này gắn với tuổi thơ bắt cá, tắm suối của tôi. Thế mà bây giờ nước suối đen kịt không một ai dám đưa chân xuống. Mùa nắng thì không dám ra trước cửa nhà vì sợ mùi hôi xộc lên. Cóbữa dọn cơm lên, gặp gió thổi mùi hôi thối từ suối vào làm cả nhà không ai ăn nổi chén cơm!”.

Ô nhiễm từ đâu?

Ông Nguyễn Văn Thiên Đăng, Chủ tịch UBND phường Tân Bình cho rằng nguyên nhân gây cho suối Mù U ô nhiễm là do nước thải đổ ra từ cơ sở giết mổ gia súc Út Hảo, từ các doanh nghiệp chế biến gỗ, nước thải từ chợTân Bình, nước thải chăn nuôi gia súc và nước sinh hoạt của các hộ dân đổ trực tiếp xuống suối.

Qua tìm hiểu của P.V, cơ sở Út Hảo hoạt động với quy mô giết mổ 420 con heo/ngày, 150 con bò/ngày. Lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 36m3/ ngày. Qua nhiều lần phản ảnh của cửtri về việc cơ sở Út Hảo trong quá trình hoạt động gây ô nhiễm môi trường, UBND TX.Dĩ An đã kiến nghị UBND tỉnh có kế hoạch kiểm tra và xử lý. Ngày 8-5-2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định 1136/QĐ-UBND về việc xửphạt cơ sở Út Hảo sốtiền 170 triệu đồng, đồng thời yêu cầu cơ sở này tháo dỡ đường ống xả nước thải trực tiếp ra môi trường. Đến ngày 23-2-2014, ông Phạm Văn Hảo, chủ cơ sở Út Hảo vẫn chưa thực hiện việc nộp phạt. Sau đó, Phòng Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TX.Dĩ An có Báo cáo 75/ BC-TNMT ngày 25-2-2014 về việc ông Hảo đãthực hiện khắc phục bằng biện pháp đổ bê tông lấp miệng cống xảnước thải. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với cơ sở Út Hảo (theo Kếhoạch số11/KH-BKT-XH ngày 24-9-2014) của HĐND TX.Dĩ An ghi nhận nước thải phát sinh của cơ sở Út Hảo vẫn đổ ra suối Mù U ở cầu Thanh Niên (KP.Tân Phú 1, phường Tân Bình). Trước đó, ngày 7-7-2014, Phòng TN-MT phối hợp UBND phường Tân Bình kiểm tra và ghi nhận nước thải từ cơ sở Út Hảo vẫn tiếp tục xả thải xuống khu vực cầu Thanh Niên. Do đó, Phòng TN-MT tiếp tục gửi văn bản đến Sở TN-MT kiến nghị kiểm tra trong tháng 8-2014. Sở TN-MT đã cử đoàn tiến hành kiểm tra cơ sở Út Hảo vào ngày 8-8. Kết quả kiểm tra cho thấy nguồn nước thải ra suối Mù U gồm các cơ sở sản xuất gỗ, cơ sở Út Hảo và nước thải sinh hoạt của người dân sống dọc theo suối. Sau đó, Sở TN-MT đã đề nghị Phòng TN-MT kiểm tra và rà soát chính xác sốlượng doanh nghiệp hoạt động xả nước thải ra suối Mù U. Qua kiểm tra, rà soát, Phòng TN-MT ghi nhận lượng nước thải phát sinh từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh và khu dân cư đổ vào suối Mù U theo hai hướng chính: Hướng thứ nhất là nước thải sinh hoạt của các hộ dân, khu vực nhà trọ tổ 12, KP.Tân Phú 1 cùng với nước thải của hai đơn vị sản xuất là Công ty TNHH Duy Sơn và Công ty TNHH Hoàng Thanh. Nước được gom theo cống thoát nước mưa đặt dọc trong khuôn viên nhà xưởng của hai công ty trên rồi đổ xuống suối. Hướng còn lại là nước thải sinh hoạt của các hộ dân tổ 11, KP.Tân Phú 1 và một phần nước thải của các doanh nghiệp như: Công ty Thiết Đan, Công ty TNHH Đồng Sơn, Công ty TNHH Thông Tân Tây Lan, Công ty TNHH Châu Gia và cơ sở Út Hảo.

Ông Nguyễn Văn Thiên Đăng, Chủ tịch UBND phường Tân Bình cho biết, thông qua các buổi tiếp xúc cử tri, địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân sống hai bên bờ suối nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải trực tiếp nước sinh hoạt ra suối Mù U. Cũng theo ông Đăng, vào tháng 7-2014, UBND TX.Dĩ An đã thông qua dự án bê tông hóa suối Mù U do Ban Quản lý dự án TX.Dĩ An làm chủ đầu tư với kinh phí hơn 34 tỷ đồng.

Cần phối hợp để giải quyết

Mỗi lần tiếp xúc cử tri, người dân thường phản ánh về vấn đề này, chính quyền các cấp cũng cố gắng giải quyết nhưng đến nay tình trạng suối Mù U bị ô nhiễm vẫn tồn tại. Liên quan đến cơ sở Út Hảo xả thải ra suối Mù U, ông Nguyễn Văn Thiên Đăng cho biết, nước thải từ cơ sở “có lúc đạt, lúc không đạt tiêu chuẩn” bảo vệ môi trường. Vào tháng 10, Ban Kinh tế- Xãhội HĐND TX.Dĩ An giám sát việc vận hành hệ thống xử lý nước thải của cơ sở Út Hảo thì tại thời điểm trên nước thải “không ô nhiễm”. Còn tình trạng xả thải “lén” ra suối Mù U của cơ sở này thì UBND phường Tân Bình phải “canh” bắt quảtang để có cơ sở xử lý theo pháp luật. HĐND TX.Dĩ An và các cơ quan chức năng cũng đã họp bàn “biện pháp kiềm chếviệc xảthải đạt tiêu chuẩn cơ bản” bảo vệ môi trường của cơ sở Út Hảo. Ông Đăng cũng cho biết việc cấm cơ sở Út Hảo hoạt động sẽ xảy ra tình trạng mổ lậu tràn lan gây ô nhiễm môi trường càng thêm nghiêm trọng trên địa bàn. Vì vậy chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc và chia sẻkhó khăn cho cơ sở Út Hảo tiếp tục hoạt động, nhưng nếu cơ sở tiếp tục vi phạm thì sẽ kiên quyết di dời.

Cơ sở Út Hảo bị phạt 9 lần

Từ năm 2007 đến nay, cơ sở Út Hảo đã 9 lần bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền gần 270 triệu đồng vì vi phạm xả nước thải sản xuất vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Cụ thể, hàm lượng COD (lượng oxy cần để oxy hóa toàn bộ các chất hóa học trong nước) vượt trên 13 lần; BOD (biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi sinh vật) gấp 20 lần, phosphor gấp 5,4 lần và độ màu vượt trên 13 lần.

 

 NGUYỄN HẬU

 

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên