Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia:

Bước tiến mới của ngành giáo dục

Cập nhật: 01-09-2015 | 09:42:24

“Tháng Tám bốn mươi lăm, dân ta tổng khởi nghĩa, đứng lên cướp chính quyền, đập tan xiềng nô lệ…”. Dù đã mấy mươi năm trôi qua nhưng những câu thơ thời tiểu học tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Có thể nói, Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa nhân dân ta lên làm chủ đất nước. Và cũng từ thời điểm ấy, nền giáo dục nước nhà bắt đầu phát triển. 70 năm trôi qua, từ chỗ thực hiện xóa mù chữ cho dân, sự nghiệp giáo dục nước nhà phát triển vượt bậc, đáp ứng yêu cầu xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Trường THCS Mỹ Phước (TX.Bến Cát), một trong những trường đã đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: H.THÁI

Xây dựng nền giáo dục cách mạng

Hàng năm, cứ vào dịp này, chúng tôi lại được nghe các cụ cao niên kể về phong trào học tập sau Cách mạng Tháng Tám. Ngày đó gọi là phong trào bình dân học vụ. Những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nước ta thực hiện nhiệm vụ chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trong đó, chống mù chữ được xếp thứ hai sau nhiệm vụ chống giặc đói. Lúc đó, bộ đội mở các lớp bình dân học vụ và vận động người dân tham gia học tập. Học tập cũng là hành động thể hiện lòng yêu nước. Có kiến thức, có hiểu biết, giặc mới không đô hộ được nước ta, nên từ già đến trẻ đều tham gia học tập, không lâu sau nhiều nông dân cũng biết đọc biết viết.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dù chiến tranh ác liệt, nhưng hệ thống trường lớp phát triển khá mạnh. Qua đó đã đáp ứng được một phần nhân lực có trình độ, phục vụ cho quân đội. Riêng tại Bình Dương, dù chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt, nhưng nền giáo dục cách mạng vẫn được duy trì. Nơi nào có vùng giải phóng, có dân là có trường lớp.

Sau 30-4-1975, sự nghiệp giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) tỉnh nhà tiếp tục phát triển. Đặc biệt, từ giai đoạn đổi mới (năm 1986) đến nay, nền giáo dục tỉnh nhà phát triển vượt bậc, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia

Bình Dương là một trong số ít tỉnh không được Bộ GD-ĐT cấp vốn chương trình kiên cố hóa trường lớp. Toàn bộ kinh phí xây dựng cơ bản trường học đều do ngân sách địa phương đảm nhiệm. Ông Trần Thanh Liêm, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đánh giá, xác định quan điểm GD-ĐT là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tỉnh đã tiếp tục tranh thủ các nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển GD-ĐT. Hàng năm ngân sách chi thường xuyên cho sự nghiệp GD-ĐT chiếm 20% tổng chi, chiếm 70% tổng chi sự nghiệp văn xã.

Từ sự chăm lo của tỉnh và toàn xã hội, sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà đã có bước phát triển đáng kể. Cơ sở vật chất trường lớp (CSVC) trên địa bàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn ngày càng khang trang, kể cả vùng sâu, vùng xa. Năm học 2015- 2016, trên địa bàn tỉnh có 351 trường ở các cấp học, trong đó có 225 trường được xây dựng lầu hóa, tỷ lệ trên 64%; toàn tỉnh có 197 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 62,74%. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã nêu “...phấn đấu đến năm 2015 có 60 - 65% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia”. Như vậy, ngành đã đạt theo chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao. Bà Nguyễn Hồng Sáng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT nhìn nhận, đến nay mạng lưới trường lớp, CSVC và các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học ngày càng được gia tăng, đầu tư xây dựng mới đã đáp ứng được nhu cầu dạy và học của từng địa phương và theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên.

Để đạt được kết quả trên, Sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT các huyện, thị tham mưu xây dựng kế hoạch chi tiết từng giai đoạn thời gian để thực hiện, trong đó công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Ngoài đầu tư xây dựng CSVC trường lớp, ngành còn bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Giai đoạn 2016-2020, ngành phấn đấu 70 - 75% trường đạt chuẩn quốc gia. Để đạt chỉ tiêu đề ra, ngành chủ động phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tích cực tham mưu UBND các huyện, thị, thành phố quan tâm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho các trường để hoàn thiện tiêu chuẩn về quy mô trường, lớp, CSVC và thiết bị. Chú trọng công tác xây dựng chất lượng đội ngũ. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

Đối với cấp trung học, tăng cường công tác tham mưu đầu tư xây dựng CSVC đáp ứng với tình hình tăng sĩ số học sinh quá nhanh hiện nay, đặc biệt là các địa bàn TX.Dĩ An, TX.Thuận An, TX.Bến Cát. Đẩy mạnh công tác đổi mới dạy - học nhằm nâng cao chất lượng. Chuẩn bị tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, phát triển cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung

 HỒNG THÁI

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên
X