Cháy hết mình với “ngọn lửa” nghề truyền thống

Cập nhật: 26-06-2017 | 13:56:39

“Nghề chọn người chứ không hẳn người chọn nghề”, câu này có vẻ đúng với ông Lê Bá Linh (thường gọi làTư Bốn), 55 tuổi nhưng đã có hơn 3 thập kỷ gắn với nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (TP.Thủ Dầu Một). Trong sự nghiệp làm nghề của mình, ông đã cho ra đời biết bao “đứa con” tinh thần mang hơi thở của cuộc sống và mới đây một sản phẩm của ông tham dự “Tun lễ cấp cao APEC Đà Nẵng”(APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) đã xuất sắc được vinh danh hạng mục thứ ba cho sản phẩm thiết kế quà tặng. Tin vui đến không chỉ dành cho riêng ông mà còn làm nức lòng Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp nói riêng, người dân Bình Dương nói chung…

Dày công cho sự nghiệp

Được gặp ông Tư Bốn vào một sáng mùa hè êm ả, bất ngờ với khuôn mặt hiền từ, nụ cười rạng rỡ, ông đang tiếp một vị khách đến đặt hàng với vẻ niềm nở, cầu thị. Dùyêu cầu của khách hàng khá“hóc búa”, với rất nhiều chi tiết tỉ mỉ, mất nhiều công phu, nhưng ông Tư Bốn vẫn không ngại khó, ngại mất nhiều thời gian với “đơn đặt hàng khó chịu” vốn đã bịnhiều cơ sởsơn mài khác từchối. Cười khàkhà, ông Tư Bốn nói với chúng tôi khi khách đã ra về: “Không phải cơ sởmình đã nổi tiếng rồi thì cho mình được quyền từchối những đơn đặt hàng làm theo ý tưởng sáng tạo cánhân của khách. Làm ít tiền, màlại tốn công vàmất nhiều thời gian đấy, nhưng khi hoàn thành, chỉ cần nhìn thấy được sự hài lòng của khách hàng làbao nhiêu mệt mỏi cũng đều tan biến. Yêu cầu càng khó, tôi lại thấy mình như càng kích thích, muốn chinh phục bằng được…”. Vậy mới thấy, là một nghệnhân, không chỉgiỏi về tay nghề, màcái tâm còn gắn bóvới nghề.

Nghệ nhân Tư Bốn (trái) đang giới thiệu về nghề chế tác sơn mài

Trong gian phòng ngập tràn sản phẩm sơn mài, những chiếc bình, khối hộp đầy đủkích cỡ, màu sắc, hòa vào bức tường tranh với hàng trăm tác phẩm về chim chóc, hoa lá, làng mạc, con người... bao đời của vùng đất thép, không gian như đang kể cho khách chiêm ngưỡng những dòng chảy lịch sử của mảnh đất này. Ông Tư Bốn đãlắng lòng lại và suy tư về cuộc đời mình qua những thăng trầm của làng nghề. Từ sau năm 1975, ông theo gia đình vào Tân An định cư, lớn lên làm nhiều việc để mưu sinh. Cơ duyên đến với nghề sơn mài là khoảng năm 1982-1983 khi ông nội dẫn ông đi học nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp, rồi niềm đam mê đãthôi thúc ông tựbao giờ đểông chuyên tâm học và theo nghề sơn mài từđó.

Thời kỳ 1980-1990 là thời hưng thịnh của làng sơn mài, hoàn cảnh này tạo điều kiện tốt để tạo ra nhiều nghệnhân tài hoa, trong đócóông Tư Bốn. Đây cóthể nói là cái duyên của tạo hóa đãhòa quyện vào ông. Và đặc biệt hơn nữa, càng sâu sắc hơn khi từ việc học nghề, theo nghề mà ông đãkết duyên với vợ mình (vào năm 1987), vốn là người con trong gia đình cótruyền thống của làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp. Từ đây, người con rểcủa làng nghềđã gắn bócả tâm tư tình cảm không những vào từng tác phẩm nghệthuật mà còn trăn trở đầu tư kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường đang thịnh vượng. Niềm tin hun đúc, từ việc kinh doanh hộ gia đình, vào khoảng năm 1989-1990 gia đình ông đãbắt đầu thành lập cơ sở sản xuất lớn hơn và đến năm 2007 thìthành lập công ty. Ông nói để cóđược như ngày hôm nay, ông cùng gia đình cũng trải qua nhiều giai đoạn khókhăn, thửthách. Làm nghề này phải luôn học hỏi, thay đổi chất liệu và mẫu mã. Thời trước hay dùng gỗ mít làm vật liệu cơ bản, nhưng nếu không được sấy khô kỹ, loại gỗ này dễ bị mối mọt, nhót đi hoặc nứt nẻ; còn sửdụng ván MDF không tốt cũng làm bề mặt sản phẩm bị nhăn, mất thẩm mỹ. Bởi vậy, ông đề cao câu nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” như kim chỉnam xuyên suốt trong sựnghiệp của mình. Đôi lúc, nếu sản phẩm bị lỗi, không vừa ýkhách hàng, cơ sở chấp nhận bồi hoàn sản phẩm thay thế. Những lúc như vậy, ông lại băn khoăn, suy nghĩ, rồi rút kinh nghiệm và chưa bao giờ cóýđịnh bỏcuộc. Nhờ sựhỗ trợ của gia đình bên vợ, tinh thần ông được củng cố và kiên định.

Trăn trở cùng sản phẩm

Để cho ra đời một sản phẩm sơn mài, trải qua nhiều công đoạn cũng lắm công phu. Đầu tiên là hình thành ýtưởng, sau đókhắc họa trên giấy, tiếp theo chọn khung vật liệu, từ khâu xửlývật liệu đến khi hoàn thành một tác phẩm sơn mài truyền thống là 25 công đoạn tỉmỉkhác nhau. Tùy theo nội dung tác phẩm, dụng ýcủa người nghệnhân hay sở thích của khách hàng mà sản phẩm được cẩn vỏốc, cẩn trứng, phủsơn ta... Nếu chưa tính thời gian thai nghén, một sản phẩm sơn mài tầm trung ra đời cóthể lấy trọn 30 ngày công của người thợ. Khi chúng tôi đến, tình cờ chứng kiến một tác phẩm sơn mài dùng để làm lịch, được cẩn ốc viền khung xung quanh. 4 góc là hình lá cách điệu uyển chuyển, tinh xảo, trên khắc 8 chữkiểu nằm ngang, dưới cóhình cán cân công lývừa phải, dưới nữa cũng 8 chữnhưng theo kiểu đối xứng mỗi bên 4 chữ, để lại khoảng trống để treo lịch ở chính giữa. Được biết, 35 ngày là thời gian từ lúc bắt tay vào làm đến khi hoàn thành tác phẩm này. Như vậy đủthấy sựnhẫn nại, kiên trìcủa người làm nghề này. Một tác phẩm ra đời, đi vào đời sống con người, tồn tại cókhi hàng trăm năm, mang lại giá trị tinh thần vô giá, bền đẹp theo thời gian là tâm nguyện của ông Tư Bốn cũng như tâm tư của bao lớp thợ thầy Tương Bình Hiệp.

Tìm hiểu về tác phẩm vừa làm rạng danh tỉnh nhà, ông Tư Bốn cho biết, đây là sản phẩm dùng làm quà tặng cho các đại biểu tham dự APEC 2017 tại ĐàNẵng. Kích cỡcủa sản phẩm là25cm, được ông hoàn thành trong khoảng 45 ngày. Trước đóông cũng tìm tòi, sáng tạo sao cho phù hợp theo chủđềcủa cuộc thi vừa thể hiện được giá trị thủcông mỹ nghệcủa làng nghề truyền thống Bình Dương. Dựa vào biểu tượng con voọc chà vá chân xám, một loài động vật đặc trưng quýhiếm của bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), cùng với hình ảnh phục vụ cho APEC, ông tập trung khắc họa logo của APEC, của Đà Nẵng cùng biểu tượng du lịch ở nơi đây. Tất cả nỗlực đãđem đến thành công cho tác phẩm khi được trao giải ba và đây cũng là giải thưởng cao nhất thuộc về hàng thủcông mỹ nghệ. Qua tác phẩm ông muốn mang thông điệp “Bảo vệtài nguyên thiên nhiên đến mọi người”. Ông nói: “Mọi người gìn giữthiên nhiên và tựkhắc thiên nhiên sẽ ban tặng ngược lại cho mình. Khai thác tài nguyên thiên nhiên cần cónhận thức và phương pháp bảo tồn, bảo vệ. Dù đến bây giờ đề cập đến vấn đề này không còn mới mẻ, nhưng cótrễ thìvẫn còn kịp, khi chúng ta bắt đầu ýthức và làm thìkhông cógìlà muộn cả”. Ngoài tác phẩm này, ông còn cócác tác phẩm được vinh danh cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp khu vực vào các năm 2012, 2016 với tên gọi sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Chính những trăn trở về bảo tồn tài nguyên, ngoài sửdụng gỗ tràm, ông còn dùng loại gỗ MDF (sản phẩm ván ép công nghiệp được xửlýqua nhiều khâu), vật liệu này thân thiện môi trường, bảo vệsức khỏe con người. Giải quyết phần gốc thìông lại xoay ra đa dạng mẫu mãsản phẩm. Thời đại thay đổi, đòi hỏi người thợ phải nắm bắt tâm lý, thị hiếu của khách hàng, ông trở thành thương nhân trong thị trường với đầy đủcác dịch vụ phục vụ thế giới tinh thần của con người. Đôi tay khéo léo của nghệnhân giờ cần kết hợp với khối óc thật hài hòa, thăng hoa để gửi vào từng tác phẩm dáng dấp của truyền thống lẫn hiện đại, đáp ứng không những về mặt mỹ thuật mà còn về giá trị sửdụng đối với người tiêu dùng ngày nay.

Ông Tư Bốn cho biết, nhu cầu của khách hàng vô cùng đa dạng, vìvậy sản phẩm của công ty cũng phong phúcả ngàn chủng loại. Bên cạnh yếu tố thông thường của sản phẩm như: Bền, đẹp, còn phải độc lạ và phù hợp giá cả. Ông nói cókhách hàng yêu cầu sửa đổi lại nhiều lượt, nhưng thấy ýkiến khách đúng, hay, ông luôn tựnhủ mình phải cố gắng hoàn thành cho vừa ý, trường hợp không thấy ổn ông sẽ nhẹ nhàng bàn luận, trao đổi xây dựng để vừa giúp bản thân tiến bộ vừa làm khách hài lòng nhất. Quan trọng hơn hết, dù sản phẩm tân tiến và hợp thời tới đâu, ông vẫn luôn đem đến những mức giá phải chăng cho người tiêu dùng, không bao giờ cao hơn so với trước khi cải tiến. Điều này thật sựđáng trân trọng đối với một thương nhân mang trong mình sứ mệnh của người nghệnhân. Vìlẽ đó, thu nhập hàng năm của công ty ông đạt doanh thu từ 5 - 6 tỷ đồng, duy trìxuất khẩu sang các nước phương Tây từ 20 - 30%, con số đáng khích lệtrong thời buổi kinh tế thị trường nhiều khókhăn.

Với tâm huyết và nỗ lực không ngừng nghỉ, ông Lê Bá Linh (PhóChủtịch Hiệp hội Sơn mài Bình Dương), cùng tên gọi Tư Bốn nổi tiếng không chỉtrong nước mà còn với cả bạn bè nước ngoài như: Thái Lan, Singapore, Pháp, Đức, HàLan... với danh hiệu nghệnhân sơn mài Tương Bình Hiệp cùng các tác phẩm để đời của ông.

 CHÍ THANH - THÙY DƯƠNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên