90 mùa xuân vững một niềm tin sắt son- Bài 5

Cập nhật: 14-01-2020 | 09:29:33

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một bắt tay vào công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền; đồng thời chuẩn bị tinh thần, cùng cả nước bước vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp, lập nên những chiến công vang dội.

Bài 5: Cùng cả nước lập nên những chiến công

Tháng 7-1950, Bộ Tư lệnh Khu 7 quyết định mở chiến dịch Bến Cát để phối hợp với chiến trường chính. Trong ảnh: Diện mạo công nghiệp và đô thị khởi sắc tại TX.Bến Cát hôm nay

Vượt qua gian nan, bước vào kháng chiến

Những ngày này, không khí vui tươi, rộn rã mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới và mừng những kết quả phát triển nổi bật của tỉnh đang lan tràn khắp các ngả đường, góc phố. 90 mùa xuân của đất nước đã qua luôn gắn với vai trò lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với ý chí không có gì quý hơn độc lập tự do, đã làm nên những chiến công vang dội của dân tộc.

Trong những ngày đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng năm 1945, tình hình cả nước cũng như trong tỉnh đứng trước những khó khăn lớn. Ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch tràn vào với danh nghĩa quân Đồng minh để giải giới quân Nhật, bọn Việt gian phản động: Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) sống lưu vong ở nước ngoài bám gót chân đế quốc kéo về cùng bọn địa chủ, cường hào, bọn phản động đội lốt tôn giáo định lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới được thành lập. Ở miền Nam, quân Anh, Ấn kéo vào hà hơi, giúp thực dân Pháp trở lại cướp nước ta lần thứ hai. Vận mệnh của đất nước ta đang đứng trước nguy cơ, thử thách vô cùng nghiêm trọng.

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HồChíMinh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thủ Dầu Một bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đầy gian khổ và đã lập được những thành tích vẻ vang, đóng góp công sức vào thắng lợi chung của Nam bộ và cả nước.

Trong những ngày cách mạng còn non trẻ đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, chỉ thị đã chỉ rõ: “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”; đồng thời Đảng cũng đề ra nhiệm vụ cấp bách trước mắt cho toàn quân, toàn dân là: “phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”.

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thủ Dầu Một bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đầy gian khổ và đã lập được những thành tích vẻ vang, đóng góp công sức vào thắng lợi chung của Nam bộ và cả nước. Trong giai đoạn đầu sau toàn quốc kháng chiến, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một chủ trương phải tiến hành củng cố xây dựng và phát triển Đảng bộ vững mạnh, trước hết ở các quận, các xã, trong lực lượng vũ trang, vùng cao su và vùng đồng bào các dân tộc ít người; củng cố khối đoàn kết toàn dân thông qua Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc.

Chia lửa với chiến trường lớn

Năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân, toàn diện, trường kỳ của dân tộc đang trên đàthắng lợi; đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến mới về công tác xây dựng Đảng của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một. Lúc bấy giờ, nhiều vùng ở khu vực Lái Thiêu, Châu Thành, địch mở nhiều cuộc càn quét lấn chiếm một sốtrận địa của ta. Theo sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam bộ và Khu ủy miền Đông, tỉnh triệu tập hội nghị đại biểu vào tháng 1-1950 tại sở cao su Trao Trảo thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Châu Thành. Hội nghị, với 10 ngày làm việc, đã bàn bạc cụ thể những vấn đề về mặt lý luận và cách tổ chức thực hiện về công tác chính quyền, công tác quân sự địa phương, công tác Đảng và công tác vận động quần chúng trong cuộc kháng chiến của dân tộc...

Sau hội nghị, Tỉnh ủy điều nhiều cán bộ về tăng cường cho Văn phòng Tỉnh ủy và các Ban xây dựng Đảng. Cụ thể, Ban Đảng vụ kiểm tra được thành lập cùng với trường Đảng đồng thời là trường Hành chính tỉnh, Ban văn thư trở thành Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo được tăng cường. Tháng 4-1950, tờ nội san Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy ra đời, góp phần đắc lực vào công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng của đảng viên. Tỉnh ủy, các chi bộngành cấp tỉnh thành lập 3 liên chi; các huyện đều thành lập các ban như cấp tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy ra sức xây dựng lực lượng, nâng cao sức chiến đấu ba thứ quân. Các đơn vị bộ đội được gấp rút chấn chỉnh theo tinh thần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác chính trị; coi trọng công tác hậu cần, cơ sở vật chất kỹ thuật và công tác huấn luyện chiến đấu. Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới. Tháng 7-1950, BộTư lệnh Khu 7 quyết định mở chiến dịch Bến Cát để phối hợp với chiến trường chính. Mục đích của chiến dịch Bến Cát đặt ra là cắt đứt giao thông đường số 7 và phần lớn đường 14 để mở rộng căn cứ, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tạo đà thắng lợi, xây dựng lòng tin trong quân và dân; đồng thời chia lửa với chiến dịch Biên Giới.

Góp công vào chiến thắng Điện Biên Phủ

Trước âm mưu mới của thực dân Pháp, Trung ương Đảng chủ trương tổ chức lại chiến trường Nam bộ thật gọn và mạnh, đáp ứng kịp với tình hình mới, hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa nhập lại thành tỉnh Thủ Biên. Từ giữa năm 1953, lực lượng so sánh giữa ta và địch trong cả nước đã thay đổi có lợi cho ta. Đối với chiến trường Nam bộ, Bộ Chính trị chủ trương đẩy mạnh du kích chiến tranh, lợi dụng địch tập trung lực lượng trên các hướng khác mà tăng cường hoạt động, tiêu hao, tiêu diệt nhiều bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh công tác địch ngụy vận, mở rộng căn cứ. Vùng căn cứ du kích được mở rộng, nhân dân từ các khu gom dân và vùng tạm chiếm về vùng căn cứ ngày càng đông. So sánh lực lượng ta và địch trên phạm vi tỉnh đã có sự chuyển biến mới, nhiều xã tạm chiếm trở thành vùng du kích, du kích yếu lên du kích mạnh, du kích mạnh chuyển thành căn cứ du kích. Lực lượng du kích ở ngay những vùng sát nách địch. Các lõm căn cứ được hình thành ở nhiều xã trước đây là vùng yếu. Không khí vùng căn cứ trở nên nhộn nhịp hơn với số dân trở về đông hơn, các mặt hoạt động cũng sôi nổi hẳn lên.

Ngày 7-5-1954, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt, tin chiến thắng truyền về đã làm nức lòng quân dân trong tỉnh. Hòa cùng chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 1-6-1954, Đại đội 65 thuộc Tiểu đoàn 303 phối hợp với hai đại đội địa phương Bến Cát và Châu Thành, kết hợp với cơ sở binh vận đã tấn công tiêu diệt bót Cầu Định nằm ven quốc lộ 13. Chiến thắng Cầu Định là một trận tập kích kết hợp sức mạnh quân sự với nội ứng, là đỉnh cao trong đợt tiến công Đông Xuân 1953-1954 của quân dân Thủ Biên, góp thành tích sau chiến thắng Điện Biên Phủ trong những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Qua 9 năm trường kỳ kháng chiến vẻ vang, quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lập được những chiến công vang dội, đóng góp công sức và cả biết bao xương máu, góp phần tạo dựng nên truyền thống “Miền Đông gian lao mà anh dũng” và vào thắng lợi chung của cả nước... (còn tiếp)

Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới. Tháng 7-1950, Bộ Tư lệnh Khu 7 quyết định mở chiến dịch Bến Cát để phối hợp với chiến trường chính. Mục đích của chiến dịch Bến Cát đặt ra là cắt đứt giao thông đường số 7 và phần lớn đường 14 để mở rộng căn cứ, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tạo đà thắng lợi, xây dựng lòng tin trong quân và dân; đồng thời chia lửa với chiến dịch Biên Giới.

CAO SƠN

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên