Chống ngập, đồng bộ nhiều giải pháp

Cập nhật: 05-06-2020 | 08:37:03

Những năm gần đây, tình hình đô thị hóa đã diễn ra nhanh chóng ở hầu hết các đô thị trên phạm vi cả nước, đi cùng với đó là những hệ lụy để lại khó lường, muốn giải quyết hết sức khó khăn, nan giải. Điển hình như tình trạng ngập úng do ảnh hưởng của đô thị hóa là một minh chứng…

Chỉ cần những cơn mưa đầu mùa bất chợt đổ xuống là nhiều nơi, nhiều tuyến đường đã ngập sâu trong nước, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông qua lại, rồi ảnh hưởng đến mùa màng, nhất là gặp thời điểm kết hợp triều cường ở các tỉnh Nam bộ.

 Chỉ cần những cơn mưa đầu mùa bất chợt đổ xuống là nhiều nơi, nhiều tuyến đường đã ngập sâu trong nước, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông qua lại, rồi ảnh hưởng đến mùa màng, nhất là gặp thời điểm kết hợp triều cường ở các tỉnh Nam bộ. Đó là chưa kể đến những tai nạn thương tâm xảy ra trong mùa mưa bão ảnh hưởng đến tính mạng của người dân. Là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, Bình Dương cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó mặc dù tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều công trình, hạng mục về hạ tầng giao thông đô thị, hệ thống kênh mương, đê bao… Song, mỗi khi trời đổ mưa điểm ngập cục bộ vẫn xảy ra ở trên một số tuyến đường thuộc TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An… Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ đô thị hóa nhanh, giảm diện tích thoát nước, một số dự án đầu tư chưa được triển khai kịp thời, đồng bộ, trong đó có hệ thống trục thoát nước chính và hệ thống thoát nước ven các trục đường; nhiều tuyến đường đang được nâng cấp, xây dựng; diện tích lòng suối, kênh mương trong các vùng nội thị có nhiều chỗ bị thu hẹp; việc xả lũ của các hồ ở thượng lưu kết hợp triều cường, biến đổi khí hậu. Đặc biệt, một số khu vực ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai có địa hình thấp, mưa lớn bất thường kết hợp với triều cường đã gây ra ngập úng…

Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh đã có nhiều giải pháp trong quy hoạch xây dựng đô thị, các dự án giao thông, dự án thoát nước. Cùng với đó, công tác nạo vét, duy tu sửa chữa hệ thống thoát nước, khai thông dòng chảy, miệng hố ga được ngành liên quan, địa phương tổ chức thường xuyên, định kỳ. Cụ thể như TP.Thủ Dầu Một đã và đang nỗ lực giải quyết dứt điểm các điểm ngập úng cục bộ trên các tuyến đường 30- 4, Nguyễn Tri Phương, Đoàn Trần Nghiệp, Hai Bà Trưng, khu vực ngã ba Cống; nạo vét kênh ThủNgữ, rạch Thầy Năng, Bưng Cải vànhiều tuyến kênh rạch trên địa bàn.

Cùng với nhiệm vụ của chính quyền, các cấp, các ngành trong tỉnh thì người dân cũng cần chung tay, góp sức để phòng chống ngập úng vào mùa mưa bão, như: Không xây dựng lấn chiếm kênh, mương, rạch trái phép, không dùng bao tải bịt các vị trí thu nước; không vứt, xả rác bừa bãi để khi trời mưa nước sẽ thoát nhanh hơn. Đi cùng với chế tài, ngành chức năng cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong phòng chống ngập úng vào mùa mưa…

 TRUNG ĐỒNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên