Chuyện những người biên soạn sử

Cập nhật: 09-12-2013 | 00:00:00

Đã từ lâu, lịch sử là nguồn tri thức quý báu giáo dục bao thế hệ biết yêu quý truyền thống và trân trọng thành quả mà cha ông đã gầy dựng. Mỗi công trình lịch sử luôn có một giá trị nhất định, ngoài giá trị tư tưởng, tác phẩm ra đời là cả quá trình lao động sáng tạo với bao công sức, tâm huyết của những người thầm lặng đã biên soạn ra những trang sử cho thế hệ mai sau.

Nghề lắm công phu

“Mỗi công trình lịch sử được biên soạn dù lớn hay nhỏ đều là niềm vui của người cầm bút. Vui bởi bản thân mình góp công sức nhỏ bé để phổ biến, giáo dục lòng yêu nước của dân tộc cho thếhệ trẻ. Đi cùng với niềm vui là nỗi băn khoăn, trăn trở của người cầm bút, bởi lẽ bằng vốn liếng kiến thức của mình, tác giả có thể biên soạn ra công trình sử học tốt hơn nhưng khi công trình ấy ra đời lại không được như mong đợi. Nhiều công trình biên soạn đang sa vào lịch sử chiến tranh, chính trị hơn là lịch sử cha ông, lịch sử kinh tế, văn hóa, giao lưu trao đổi cộng đồng. Mặt khác, sự quan tâm hạn chế của xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ biên soạn sử”, ông Huỳnh Ngọc Đáng, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh bày tỏ.

Cùng với nỗi lòng trăn trở là niềm vui nho nhỏ của người cầm bút, ông Hà Văn Thăng, nguyên Trưởng phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chia sẻ: “Tiếp xúc với những nhân chứng lịch sử, tôi như được sống lại thời chiến tranh, tận mắt nhìn thấy bao đồng đội, chiến sĩ cách mạng không tiếc máu xương, anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Vì vậy, tôi luôn mong tìm càng nhiều nhân chứng càng tốt để viết và ghi lại bằng cả con tim mình”. Mỗi công trình lịch sử khi ra mắt, bạn đọc thường chú ý đến công trình ấy hơn là tác giả đã thai nghén, gầy dựng nên công trình. Ông Thăng cho biết thêm: “Hơn 32 năm làm công tác biên soạn sử, tôi không thể quên kỷ niệm những ngày đầu chập chững bước vào nghề. Thời ấy (năm 1980) không có máy pho-to phổ biến như bây giờ và theo quy định của Phòng Tư liệu Quân khu 7, chúng tôi không được phép mượn về. Mọi tài liệu phải đọc tại chỗ và viết lại bằng tay, có khi phải mất cả tháng ròng túc trực để ghi ghi chép chép hay tiếp cận nhân chứng. Hiện nay, số nhân chứng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đang vơi dần, một số khác tuổi cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến độ chính xác của một số sự kiện lịch sử”.

Anh Ngô Thành Danh, cán bộ Ban Khoa học lịch sử, BộChỉhuy Quân sựtỉnh, cho biết năm 2011 anh tham gia biên soạn cuốn “Những trận đánh điển hình của lực lượng vũ trang nhân dân Bình Dương giai đoạn 1945-1975”. Sau 1 tuần đi tìm nhà ông Trần Văn Châu, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Phú Lợi để tìm hiểu trận đánh Cầu Định năm 1954 tại đồn Cầu Định, huyện Bến Cát. Do tuổi cao, sức yếu nên ông không nhớ chính xác số lượng vũ khí, quân trang quân dụng của địch bị ta tiêu diệt, thu hồi. Sự hỗ trợ của các nhân chứng trong các cuộc hội thảo là rất cần thiết, quyết định tính chân thực của sự kiện lịch sử.

Nghề biên soạn sử là nghề khá công phu đòi hỏi người thực hiện phải kiên nhẫn, tỉ mỉ trong từng chi tiết, sự kiện để phản ánh chính xác độ chân thực, khách quan của lịch sử. Theo Thượng tá Trần Tấn Hải, Trưởng ban Khoa học lịch sử công nghệmôi trường, BộChỉhuy Quân sựtỉnh, để phát hành cuốn sử có giá trị, tổ biên soạn phải làm việc cật lực từ khâu xây dựng đề cương, mời nhân chứng đóng góp ý kiến đến hội thảo, thu thập hình ảnh tư liệu, bút tích lịch sử. Trên tư cách người xây dựng bản thảo nhưng không phải làngười trực tiếp chứng kiến hết các nội dung lịch sử, quan hệ giữa cán bộbiên soạn với các nhân chứng sống, với cán bộsưu tầm cơ sởtạo nên sựchính xác, khách quan mà sựkiện lịch sửđược đềcập. Cuốn “Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang giai đoạn 1945-2010” được nung nấu qua 6 đời chính ủy, dự kiến sẽ hoàn thành và ra mắt bạn đọc vào cuối năm nay.

Tất cả vì cái tâm

Hiện nay sốngười viết sử ngày càng ít đi do đã lớn tuổi nhưng những người tham gia biên soạn sử vì trách nhiệm với đồng đội, giáo dục thế hệtrẻghi nhớcông lao của các anh hùng, liệt sĩđã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc không vìthếmàcho ra đời ít tác phẩm vềlịch sử. Bất kỳ cuộc chiến nào cũng cónhững hy sinh, mất mát; phải chứng kiến cảnh đồng đội ngãxuống, ông Hà Văn Thăng vô cùng đau xót vàtrăn trở. Năm 1981, ông Thăng quyết định gắn bó với nghề biên soạn sử tại tỉnh Sông Bé. Ngay từngày đầu, ông đãthấy Sông Bé tràn ngập không khícách mạng, rất nhiều người thành tài. Ông quyết định ghi chép tất cảnhững điều mắt thấy tai nghe vào cuốn sổtay để truyền lại cho thếhệ sau như một hành trang tiếp lửa. Điều ông Thăng băn khoăn nhất là nhiều anh hùng liệt sĩcủa dân tộc đã dũng cảm hy sinh qua 2 cuộc kháng chiến nhưng đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Trường hợp của ông Dương Danh Thắng, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh Thủ Dầu Một nhiều khóa trong thời kháng chiến chống Pháp nhưng người thân của ông không biết ông hy sinh ở đâu, năm nào, mồ mả chôn ở đâu. Hay ông Vũ Duy Hanh, Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một từ tháng 5-1948 đến tháng 9-1949, quê Nam Định, hiện gia đình ông Hanh vẫn đang tiếp tục tìm kiếm hài cốt.

Trong khi đó, lớp trẻkhông mặn mà với nghề biên soạn sử, sốngười tham gia nghềnày chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, những người trụ được với nghề họ không chỉ cóvốn kiến thức về lịch sử, văn hóa dày dặn mà còn có cả tính kiên nhẫn. Nói đến cái khó của nghề, anh Ngô Thành Danh chia sẻ: “Đã trót yêu nghề nên phải đa đoan. Lương thấp, gánh nặng gia đình, cuộc sống buộc người cầm bút phải vươn lên bằng những công trình biên soạn có giá trị”.

Để giải bài toán khó cho lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn sử, ông Huỳnh Ngọc Đáng cho rằng: “Cần phải có cái nhìn mới về môn lịch sử. Quá trình giảng dạy, làm sao để từ nhà trường môn lịch sửsẽ là môn hấp dẫn thu hút nhiều bạn trẻtham gia. Nếu học sử ở trường đã ngán thì thử hỏi làm sao khi tốt nghiệp học sinh lại muốn đọc sử? Đổi mới phương pháp giảng dạy để không khô cứng từ những số liệu. Học lịch sử là học tinh thần, hồn lịch sử được cảm khái qua ngòi bút của người viết sử và qua nghệthuật giảng dạy của người thầy. Cảm khái lịch sử là cảm xúc kỳ lạ, nó mở ra một chân trời mới trong cuộc sống muôn hình vạn trạng”.

“Sự lựa chọn vào lĩnh vực sử học không dễ như lĩnh vực khác. Một sử gia chân chính không chỉ có kiến thức mà còn cần tâm thế và cảm xúc. Để ngành nghiên cứu, biên soạn sử thu hút nhiều người tham gia thì khó hơn ngành khác vì đòi hỏi tính chân thật và tôn trọng sự vận động khách quan của lịch sử; trong khi đó sức hút của người biên soạn, viết sử không như nhà văn hay nhà thơ. Hào quang người viết, người biên soạn sử không rạng rỡ bằng các lĩnh vực khác nhưng không vì thế mà không có sự kế tục. Bằng những công trình lịch sử có giá trị, hiện nay quá trình nghiên cứu biên soạn sử đã và đang thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và dấn thân” (ông HUỲNH NGỌC ĐÁNG, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh).

KIM HÀ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên