Công nghiệp hỗ trợ vẫn “giậm chân tại chỗ”!

Cập nhật: 12-11-2013 | 00:00:00

Ở các nước phát triển, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được coi như chiếc “chìa khóa vàng” để thúc đẩy nền CN phát triển. Song ở Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng, CNHT rất yếu, thiếu, năng lực cạnh tranh kém. Hiện các doanh nghiệp (DN) thuộc ngành này trên địa bàn tỉnh chỉ tham gia sản xuất một số sản phẩm đơn giản, chủ yếu làgia công vàlắp ráp với nguyên liệu nhập khẩu…  

 Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử công nghệ chính xác (CNC) tại Công ty TNHH Nghệ Năng ở TX.Dĩ An

Nội địa hóa thấp

Cơ khí, điện tử, chế biến gỗ, dệt may và da giày là các ngành CN phát triển mạnh ở Bình Dương, đóng góp lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế cũng như giải quyết việc làm. Hiện các nhóm ngành này thu hút khoảng 500.000 lao động, chiếm hơn 70% lao động toàn ngành CN. Theo báo cáo của Sở Công Thương, riêng giai đoạn 2001- 2010, CN Bình Dương tăng trưởng bình quân 27,54%/ năm. Riêng giá trị sản xuất (SX) các ngành chủ lực tăng từ 34,7% (năm 2000) lên 51,3% (năm 2010). Các năm kế tiếp vừa qua, do kinh tế khókhăn, tốc độ tăng trưởng của các ngành chậm hơn, song vẫn đóng vai trò chủ chốt trong sự tăng trưởng CN của tỉnh.

Cùng với sự phát triển của các ngành chủ lực vừa nêu, trên địa bàn Bình Dương đã hình thành các ngành SX nguyên phụ liệu cho dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, tin học, chếbiến gỗ. Nhưng số DN CNHT còn ít ỏi, nhỏ lẻ. Trong lĩnh vực dệt may, tỷ lệ DN CNHT trên tổng số DN là 10%, da giày là 20%. Các ngành cơ khí cósố DN CNHT nhiều hơn, đa số là SX sản phẩm từ kim loại đúc sẵn…

Hiện việc SX thành phẩm của các ngành này được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các cụm linh kiện, nguyên phụ liệu nhập khẩu. Số lượng các nhà cung cấp các chi tiết, linh kiện đơn giản SX trong nước chưa nhiều. Số DN ít ỏi này chủ yếu là SX sản phẩm đểxuất khẩu theo hình thức gia công theo đơn đặt hàng, hoặc SX cho các công ty mẹ ở nước ngoài. Chính vì vậy nên việc “nội địa hóa”, khép kín quy trình sản phẩm hoàn chỉnh, chuyển sang sử dụng linh, phụkiện SX ngay trên địa bàn tỉnh mới bước đầu hình thành và cũng chỉmới dừng lại ởnhững sản phẩm phụ!

Đã có chính sách, giải pháp

Ở cấp vĩ mô, theo Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24-2- 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành CNHT, Bộ Công Thương đãxây dựng danh mục các sản phẩm ưu tiên phát triển. Trước đó, theo Quyết định số 34/2007/ QĐ-BCN ngày 31-7- 2007 của Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đãgiao nhiệm vụcho Bình Dương phát triển trung tâm nguyên phụliệu ngành dệt may và da giày, hình thành khu CNHT cho việc SX động cơ ô tô, cơ khí.

Để thực hiện nhiệm vụđó, Sở Công Thương đãxây dựng Đề án định hướng phát triển các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (đơn vị tư vấn là Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM), ở 5 nhóm ngành CN dệt may, da giày, cơ khíchếtạo, điện tửtin học, chếbiến gỗ, được UBND tỉnh thông qua vào giữa cuối năm 2011. Đề án này đãđềxuất 9 nhóm giải pháp cụ thểđểthúc đẩy phát triển CNHT ở Bình Dương gồm: thu hút vốn đầu tư vàcông nghệ; thị trường tiêu thụ; phát triển nguồn nhân lực; phân bố các ngành CNHT; mặt bằng phát triển; liên kết giữa SX và tiêu thụcác sản phẩm; cơ chế phối hợp giữa Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam...

Bình Dương đang tích cực thực hiện các bước tiếp theo của quá trình thực hiện đề án như thành lập Hội đồng thẩm định nhằm thực hiện nhiệm vụthẩm định các dự án SX do DN lập. Các dự án thỏa mãn các điều kiện được hưởng các chính sách khuyến khích sẽ được chuyển đến các sở, ngành và các cơ quan cóliên quan thực hiện các chính sách hỗ trợ cụthể. Theo đó, Hội đồng thẩm định cóchức năng xem xét các dự án bảo đảm các yêu cầu về môi trường, trình độ công nghệ và địa điểm đầu tư nhằm hạn chế các dự án gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu và địa điểm đầu tư không đúng quy hoạch…

Nhưng chưa có “ưu tiên”

Ông Võ Văn Cư, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Trung ương cần hỗ trợ cho tỉnh các chính sách thu hút đầu tư, chương trình xúc tiến thương mại, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách để khuyến khích phát triển các dự án SX CNHT mà tỉnh cóthế mạnh. Đồng thời với việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy hoạch như chuẩn bịmặt bằng, nguồn nhân lực, lựa chọn các DN theo các tiêu chuẩn đã được đềra đểđưa vào chương trình hỗtrợ”.

Tuy đãcócác quyết định về chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển CNHT trên địa bàn Bình Dương, nhưng những năm qua, vẫn chưa thấy các bộ, ngành cóưu tiên gì. Ngược lại, do gặp quá nhiều khókhăn, một số DN CNHT đãtừ bỏ thương trường. Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung kiến nghị: “Đến nay, Trung ương chưa có chính sách ưu đãi và hỗ trợ nào, cũng như chưa cócơ chế phối hợp giữa Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong phát triển các ngành CNHT, nên việc phát triển CNHT trên địa bàn Bình Dương gặp nhiều khó khăn”. Bộ trưởng đãhứa sẽ sớm đề xuất lên Chính phủ để có“cú hích” thiết thực từ Trung ương, để thúc đẩy ngành CNHT phát triển ở Bình Dương cũng như cả nước. Rõ ràng, để nền CNHT phát triển bền vững, đòi hỏi Chính phủ và địa phương cần phải thực thi các chính sách và các nhóm giải pháp một cách đồng bộ, kịp thời.

 BẢO ANH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên