Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: Tập trung tối đa nguồn lực, hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Cập nhật: 08-09-2021 | 07:51:59

Đ công tác đu tư công trung hn giai đon 2021-2025 bo đm hoàn thành kế hoch, hin thc hóa mc tiêu, đnh hướng phát trin kinh tế - xã hi, phát trin thành ph thông minh, to đng lc thu hút đu tư, Bình Dương đã b trí d kiến tng ngun vn hơn 49.500 t đng. Đng thi tp trung ti đa ngun lc hoàn thành các công trình, d án theo mc tiêu và kế hoch đ ra.

 Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 sẽ được tập trung tối đa nguồn lực, hiện thực hóa mục tiêu. Trong ảnh: Công trình đường Mỹ Phước - Tân Vạn hoàn thành, đưa vào sử dụng đã tạo liên kết vùng, thuận lợi lưu thông hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển

 Bố trí vốn bảo đảm theo nguyên tắc

Theo dự thảo kế hoạch, tổng mức vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 hơn 49.500 tỷ đồng. (Trong đó vốn ngân sách cấp tỉnh bố trí hơn 31.900 tỷ đồng cho 445 dự án; vốn ngân sách cấp huyện phân bổ 9.500 tỷ đồng cho 9 huyện, thị, thành phố; vốn bội chi ngân sách tỉnh năm 2021 bố trí 204,5 tỷ đồng cho 2 dự án; nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh 70 tỷ đồng; dự phòng ngân sách tỉnh hơn 7.945 tỷ đồng dự kiến bố trí cho 62 dự án đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư nhưng chưa đủ điều kiện bố trí vốn thực hiện dự án). Đồng thời, nguồn ngân sách Trung ương bố trí hơn 2.581 tỷ đồng vốn trong nước và hơn 40 tỷ đồng vốn nước ngoài. Trong giai đoạn này, tỉnh dự kiến bố trí 40 dự án, công trình trọng điểm với tổng vốn 13.821 tỷ đồng. Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tỉnh bố trí cho 109 dự án với tổng số vốn bố trí hơn 719 tỷ đồng. Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025 là 110 dự án với tổng số vốn hơn 11.321 tỷ đồng. Khởi công mới và hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 là 137 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 17.484 tỷ đồng.

Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, cho biết: “Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được tỉnh bố trí vốn bảo đảm theo nguyên tắc phù hợp với kế hoạch tài chính 5 năm của địa phương và khả năng cân đối vốn của tỉnh, bảo đảm an toàn nợ công. Tỉnh đã tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành và phát huy hiệu quả các dự án trọng điểm, các dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu...”. Ông Tuấn cho biết thêm, công tác bố trí vốn gặp một số khó khăn. Cụ thể, một số dự án sử dụng vốn Trung ương chưa thể phân bổ được do thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư còn rất chậm như dự án nạo vét Suối Cái, dự án cải thiện môi trường nước tỉnh Bình Dương, dự án thoát nước và xử lý nước thải khu vực Bến Cát… Bên cạnh đó, nhu cầu vốn so với khả năng cân đối của tỉnh quá lớn, một số dự án trọng điểm quốc gia chưa thể bố trí vốn trong kỳ như các dự án vành đai 3, 4 và cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Một số dự án bố trí quá thời gian quy định (24 dự án) do nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan dẫn đến việc phải điều chỉnh dự án, vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu, tình trạng giãn cách xã hội do dịch bệnh...

Phát biểu tại phiên họp về đầu tư công trung hạn 2021-2025, ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư xem xét kiến nghị của các huyện, thị, cân đối vốn đầu tư. Đối với các huyện, thị, ông đề nghị xem xét kỹ công trình nào đưa vào thực hiện thì phải quyết tâm làm được, hoàn thành theo kế hoạch.

Tập trung tối đa nguồn lực

Để công tác đầu tư công trung hạn 2021-2025 bảo đảm hoàn thành kế hoạch, các sở, ngành, địa phương và chủ đầu tư phải tập trung tối đa nguồn lực hoàn thành các công trình, dự án theo mục tiêu đề ra. Chủ đầu tư chủ động phối hợp sở chuyên ngành, địa phương nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ, chuẩn bị đầu tư. Đơn vị thi công tập trung hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán vốn, không để dồn khối lượng vào cuối năm, đặc biệt là các công trình có khối lượng đền bù, giải tỏa lớn. Bên cạnh đó, Bình Dương tập trung các công trình quan trọng, trọng điểm, các dự án đền bù, giải phóng mặt bằng, các công trình có khả năng hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2021 và giai đoạn 2021- 2025. Đồng thời cắt giảm vốn, kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan dẫn đến dự án giải ngân thấp.

Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh cho biết: “Theo dự thảo kế hoạch, thời gian tới tỉnh sẽ rà soát, kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, tạo động lực cho phát triển. Đồng thời, tỉnh sẽ thành lập Tổ kiểm tra, giám sát công tác đầu tư công do lãnh đạo UBND tỉnh làm Tổ trưởng nhằm theo dõi tiến độ, kiểm tra, giám sát các công trình trọng điểm, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện”.

 Ông VÕ VĂN MINH, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: “Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 rất quan trọng, tác động lớn đến sự phát triển của tỉnh, đề nghị các huyện, thị, thành phố căn cứ tình hình thực tế của địa phương, tập trung nghiên cứu, góp ý bổ sung dự thảo kế hoạch. Việc bố trí vốn cần ưu tiên cho lĩnh vực giao thông, nhất là giao thông kết nối vùng; tạo quỹ đất sạch để chủ động trong công tác đầu tư công. Thực hiện tốt công tác quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị, tạo động lực thu hút doanh nghiệp đầu tư. Giao Sở Kế hoạch - Đầu tư tiếp tục thực hiện các quy trình, thủ tục theo quy định để hoàn thiện dự thảo”.

Ông MAI HÙNG DŨNG, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Đề nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư xem xét kiến nghị của các huyện, thị, cân đối vốn đầu tư. Đối với các huyện, thị, cần xem xét kỹ công trình nào đưa vào thực hiện thì phải quyết tâm làm được, hoàn thành theo kế hoạch.

Ông ĐOÀN HỒNG TƯƠI, Chủ tịch UBND TX.Tân Uyên: “Hiện nay, nhiều dự án của thị xã bị cắt giảm ngân sách, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của thị xã sẽ gặp khó khăn về vốn. Bên cạnh đó, TX.Tân Uyên là một trong những địa bàn đông dân cư, đang chuẩn bị lộ trình lên thành phố, đòi hỏi cần đầu tư thêm cơ sở hạ tầng để đủ điều kiện. Ngoài ra, thị xã có nhiều khu công nghiệp thu hút số lượng công nhân lớn nên cần đầu tư hạ tầng, trong đó hạ tầng giáo dục đang rất bức thiết để đáp ứng nhu cầu trường lớp cho học sinh. Địa phương kiến nghị UBND tỉnh xem xét, bố trí thêm vốn đầu tư xây dựng, góp phần bảo đảm kế hoạch đầu tư công trung hạn, tạo điều kiện hoàn thành các tiêu chí lên thành phố, tạo động lực phát triển đô thị, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương”.

Ông VƯƠNG THẾ HÙNG, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông: “Hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông có 5 dự án. Trong đó dự án đường ĐT746 (đoạn từ Tân Thành đến Hội Nghĩa) là một trong 5 công trình trọng điểm đang hoàn thành hồ sơ thiết kế. Dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT741B với tổng vốn 219 tỷ đồng, hiện đang lập thiết kế thi công, tuy nhiên dự toán chỉ được bố trí vốn 7,2 tỷ đồng. Các dự án đường ĐT748, đường vành đai 3, vành đai 4 (đến vòng xoay An Điền) đến nay đã bị cắt giảm vốn. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông kiến nghị UBND tỉnh xem xét để bố trí vốn cho các công trình trên. Đây là những công trình trọng điểm, tạo liên kết tỉnh và liên kết vùng, góp phần đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà”.

 PHƯƠNG LÊ  

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên