Chuyện làm ăn

Nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá mủ cao su đang xuống thấp như hiện nay, gia đình anh Lương Xuân Hùng ở ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư.

Ông Võ Tấn Kiệt, chủ trại cá dĩa Tuấn Tú ở phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, đến với nghề nuôi cá dĩa từ năm 2003. Lứa cá đầu ông thất bại, nhưng với niềm đam mê nuôi cá dĩa nên ông vẫn gắn bó với nghề.

Ông Nguyễn Văn Tuấn ở phường An Thạnh, TX.Thuận An là một trong những nông dân cần mẫn. Ông đã có hướng đi đúng khi sử dụng hợp lý diện tích đất trồng vào quá trình phát triển kinh tế gia đình.

Xuất thân từ gia đình có 4 đời làm gốm, anh Vương Siêu Tín chấp nhận dang dở con đường học vấn để theo nghề cha ông để lại. Giờ đây, anh là một trong những người đi đầu về cách nghĩ, cách làm mới về làm gốm ở Bình Dương.

“Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo muốn nghèo… nuôi vịt”. Vậy nhưng Phạm Minh Hiếu (sinh năm 1993) ở phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên lại khẳng định rằng: Nuôi vịt không nghèo!

Mạnh dạn thử nghiệm cây trồng mới, ông Nguyễn Văn Đức ở ấp 4, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên trồng xen canh cây dó bầu lấy trầm hương với cây điều, cao su. Sau gần 10 năm chăm sóc, vườn cây hơn 4 ha của ông chuẩn bị cho thu hoạch, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ 2 bàn tay trắng, phải làm thuê cuốc mướn để nuôi 7 người con ăn học; người cựu chiến binh Nguyễn Thanh Long ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo đã lập nên một cơ ngơi với hơn 10 ha cao su đang khai thác, cùng những mô hình chăn nuôi mà nhiều nông dân từng mơ ước. Mỗi năm, ông Long thu nhập từ mô hình VAC này hơn 1 tỷ đồng.

Ông Phùng Văn Thức ở ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo được biết đến là người không ngừng tìm tòi thực hiện những mô hình làm ăn mới mang lại hiệu quả kinh tế cao ở huyện Phú Giáo.

(BDO) Sáng 15-5, CLB nuôi cá nước ngọt xã Tam Lập tổ chức tổng kết hoạt động năm 2013. Tham dự buổi tổng kết có Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nguyễn Văn Thấy.

  Hiện rong nho được bán với giá từ 100.000-150.000 đồng mỗi kg.

Trong khi giá các loại cá rô, cá lóc, cá trê… liên tục rớt thê thảm khiến cho người nuôi điêu đứng, thì cá sặc rằn vẫn hút hàng và giá vẫn rất cao, từ 55.000 đến 60.000 đồng/kg và một ưu thế nữa của cá sặc rằn đó chính là người nuôi cá không bị tiểu thương ép giá, bởi cá sặc rằn càng lớn thì giá càng cao. Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, một người nuôi cá sặc rằn hiện nay ở Phú Giáo.

Gần đây, được sự hỗ trợ vốn từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh, nhiều nông dân ở xã An Sơn, TX.Thuận An đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao.  Mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao của anh Lê Đình Ngọc Sơn

Quay lên trên