Đổi mới để phát triển – Kỳ 2

Cập nhật: 13-09-2017 | 09:24:07

Kỳ 2: Huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Để tiếp tục tận dụng thế mạnh, vững bước phát triển, nhiều doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên địa bàn đã quyết định cổ phần hóa. Đây không chỉ là minh chứng cho một quyết sách đúng đắn của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh mà còn là nền tảng vững chắc để DNNN huy động mọi nguồn lực trong xã hội, tạo đà cho phát triển

Vững bước sau cổ phần hóa

Là một trong những đơn vị làm kinh tế nổi bật, có nhiều đóng góp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, Cao su Phước Hòa (PHR) đã chọn hướng đi đúng đắn khi quyết định cổ phần hóa vào tháng 2-2008. Kể từ đó đến nay, PHR đã vững bước trên thương trường nhờ những kết quả sản xuất, kinh doanh khả quan dù phải đối mặt không ít khó khăn...

Thực hiện Nghịđịnh 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa DNNN, ngày 12-12-2007, BộNông nghiệp vPht triển nông thôn ban hnh Quyết đnh số399/QĐ-BNN-ĐMDN vềviệc tiến hnh cổphần ha Công ty Cao su Phước Ha. Ngy 28-2-2008, công ty tiến hnh Đại hội cổđông thnh lập Công ty Cổphần Cao su Phước Ha, mã chứng khoán là PHR, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ 66,62% cho đến nay.


Cổ phần hóa DNNN không chỉ tạo điều kiện huy động thêm nguồn lực để phát triển mà còn giúp doanh nghiệp vững bước trên thương trường.
Ảnh: K.VINH

Ở thời điểm năm 2008, việc PHR thực hiện cổ phần hóa không chỉ đúng với chủ trương của Nhà nước mà còn được xem là một quyết sách hết sức đúng đắn đối với công ty. Nhờ sớm cổ phần hóa, PHR trong nhiều năm liền có các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh năm sau luôn đt cao hơn năm trước. Diện tích vườn cây được chú trọng phát triển mở rộng. Năng suất vườn cây, năng suất lao động, tiền lương bình quân, tỷ suất lợi nhuận không ngừng được nâng cao. Tốc độ phát triển, hiệu quả sản xuất, kinh doanh luôn duy trì ở mức cao và ổn định, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao.

Thực hiện tốt các biện pháp quản lý giá thành sản phẩm, khống chế những hng mục không cần thiết trong sản xuất để giảm chi phí giá thành, tăng lợi nhuận. Chỉ tính riêng trong năm 2016, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty đt 314,2 tỷ đồng, đt 156,6% kế hoch đề ra. Đáng khích lệ hơn, công ty đã chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ lên đến 18%. Ngoài ra, PHR cũng đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 112 tỷ đồng.

Nhờ sớm cổ phần hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật không ngừng nên giá bán sản phẩm bình quân của PHR thường cao hơn 2 - 3% so với các công ty khác trong 3 năm qua. Có được điều đó là do sản phẩm cao su chất lượng cao như SVR CV50-60 chiếm đến 55% tổng sản phẩm của PHR. Hơn nữa, PHR gần như là công ty cao su duy nhất trong ngành tiêu thụ được nhiều sản phẩm cao su CV50-60 nhờ lượng khách hàng truyền thống lâu năm và ổn định.

Một thông tin đầy lc quan khác là lợi tức cổ phiếu của PHR vẫn rất cao so với các mã chứng khoán khác trên sàn giao dịch. Từ khi tham gia sàn chứng khoán, lợi tức cổ phiếu hàng năm của PHR ổn định ở mức 10% mỗi năm. Với số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 71,3 triệu thì tổng chi phí cổ tức hàng năm đều trên 200 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư vào cổ phiếu của PHR có thể yên tâm với dòng tiền của mình.

PHR chính là đơn vị đầu tiên thuộc VRG được chứng nhận ISO 50001 của Trung tâm chứng nhận phù hợp (Quacert) - Điều này chứng tỏ quy trình chiến biến mủ cao su của PHR không chỉ tiết giảm chi phí năng lượng, giảm phát thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường mà còn cải tiến hiệu suất năng lượng, góp phần tăng cường hiệu quả năng lượng, đồng thời giúp sử dụng năng lượng một cách khôn ngoan.

Bước ngoặt lịch sử của Biconsi

Xuất thân là một đội công trình thuộc Sở Giáo dục và Đào to tỉnh Sông Bé, được thành lập từ năm 1980, Biconsi Bình Dương đã có nhiều thay đổi mang tính đột phá để vững bước phát triển. Dấu ấn đáng kể nhất chính là quyết định cổ phần hóa công ty vào năm 2006 để phát triển thành một công ty đa ngành, đa lĩnh vực lớn mạnh như hiện nay.

Thành lập năm 1980, chuyên sản xuất thiết bị trường học, đến năm 1993, Đội công trình đã phát triển thành Xí nghiệp Xây dựng và Sản xuất thiết bị trường học. Năm 2002, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 81/2002/QĐ-UB ngày 17-6-2002 về việc đổi tên Xí nghiệp Xây dựng và Sản xuất thiết bị trường học thành Công ty Xây dựng Tư vấn Đầu tư Bình Dương.

Bước chuyển mình mạnh mẽ của Biconsi đến vào năm 2006. Khi đó, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 699/QĐ-UBND ngày 20-2-2006 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Xây dựng Tư vấn Đầu tư Bình Dương thành Công ty Cổ phần Xây dựng Tư vấn Đầu tư Bình Dương (Biconsi). Ở thời điểm ấy, Biconsi gặp không ít khó khăn ban đầu với số vốn điều lệ chỉ khoảng 17 tỷ đồng cùng với mức tổng doanh thu những năm trước cổ phần hóa khoảng hơn 100 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, bằng nỗ lực quyết tâm lớn, Biconsi đã không ngừng phát triển và lớn mạnh.

Những năm sau đó, công ty đã góp vốn vào các công ty thành viên như: Công ty Cổ phần Lâm sản - Xuất nhập khẩu tổng hợp Bình Dương (Genimex), Công ty Cổ phần Cảng Thnh Phước (TPP), Vật liệu xây dựng BMC, trường Trung - Tiểu học Pétrus Ký… Đến nay, tổng số vốn điều lệ của Biconsi và các công ty thành viên lên đến hơn 562 tỷ đồng với tổng doanh thu đạt được trong năm 2016 là 831 tỷ đồng.

Để có được sự thành công này, Biconsi đã vượt qua không ít những thử thách, chông gai. Biconsi đã từng bước tìm hiểu, học hỏi để chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực xây dựng. Có thể nói, đây là sự thay đổi mang tính chất lịch sử trong quá trình phát triển của Biconsi. Giai đon 1993-2000 là thời kỳ bùng nổ đầu tư xây dựng, nhu cầu thị trường tăng cao với nhiều loi công trình. Trong bối cảnh đó, công ty đã đặt những dấu chân đầu tiên trong thị trường xây dựng với các công trình dân dụng và hạtầng cho các tổ chức, cơ quan Nhà nước cũng như một số công trình của tư nhân, tiêu biểu như những công trình: Trường THCS Nguyễn Văn Cừ - Thủ Dầu Một; trường THCS Long Hòa - Dầu Tiếng; trường THCS Tân Bình - Dĩ An; Trung tâm Y tế huyện Bến Cát…

Trong những năm gần đây, thị trường đất đai đi dần vào ổn định, quỹ đất không còn nhiều, công ty dần chuyển chiến lược sang xây dựng trung tâm thương mi và chung cư cao tầng ti những vị trí thuận lợi để cung cấp sản phẩm căn hộ chung cư cao cấp. Hiện nay, công ty thực hiện hợp tác với nhiều thương hiệu lớn như CGV Cinema, California yoga & fitness, Siêu thị Co.opmart, Highland Coffee, Dai-ichi Life, Zakka Mart... Ngoài ra, với trách nhiệm xã hội, Biconsi đã và đang xây dựng những dự án nhà ở xã hội để hỗ trợ cho cán bộ, công nhân viên chức, người có thu nhập thấp có điều kiện sở hữu căn hộ bảo đảm cuộc sống.

Ông Trần Hữu Lợi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Biconsi cho biết: “Công ty đã trải qua hành trình 10 năm sau cổ phần hóa với nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên, chúng tôi đã liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng, ngày càng khẳng định uy tín của mình trên thương trường. Biconsi tự hào vì đã góp phần xây nên những giấc mơ của người Việt, cũng như to nên một đội ngũ lãnh đo và cán bộ công nhân viên đầy bản lĩnh, có nhiều kinh nghiệm cũng như nhiệt huyết”.

Có thể nói, quyết định cổ phần hóa DNNN là một trong những chủ trương đúng đắn của Chính phủ cũng như Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương. Mà những trường hợp thành công sau cổ phần hóa như Cao su Phước Hòa hay Biconsi là các ví dụ tiêu biểu, điển hình. Việc cổ phần hóa DNNN không chỉ to điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đều có cơ hội tham gia sản xuất, kinh doanh mà còn to nên những tập thể năng động, sáng tạo, sẵn sàng dấn thân đổi mới để gặt hái nhiều thành công hơn nữa trên thương trường.

Kỳ 3: Cổ phần hóa đúng lộ trình

KHÁNH VINH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên