Đưa thương mại - dịch vụ phát triển bền vững : Đầu tư mạnh cho hạ tầng

Cập nhật: 12-12-2014 | 07:55:02

Kỳ 2: Đầu tư mạnh cho hạ tầng

>> Kỳ 1: Hướng đi phù hợp

 Ngành thương mại - dịch vụ (TM-DV) đang được Bình Dương tập trung quan tâm đầu tư. Với nhiều lợi thế hiện có, hoạt động TM-DV ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để đạt được mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Bình Dương cần nỗ lực giải quyết những khókhăn trong phát triển lĩnh vực này.

 

Thương mại, dịch vụ của Bình Dương sẽ phát triển nhanh hơn trong thời gian tới. Trong ảnh: Trung tâm thương mại Aeon Bình Dương Canary (TX.Thuận An) vừa đi vào hoạt động Ảnh: T.HUỲNH

 Khắc phục hạn chế

Mặc dù đạt được những kết quả quan trọng nhưng khu vực TM-DV của Bình Dương cũng còn những khó khăn. Theo nhận định của Sở Công thương, trong bối cảnh khókhăn chung, nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động TM-DV trên địa bàn tỉnh đang phải cố gắng chèo chống để duy trì hoạt động kinh doanh, nhất làtrong điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, sức mua phân tán… Trao đổi với chúng tôi, đại diện một số siêu thị, trung tâm thương mại cho biết, trong năm 2014, hoạt động kinh doanh của các đơn vịtăng trưởng chậm, người dân hạn chế chi tiêu, sức tiêu thụ hàng hóa tại siêu thị sụt giảm khoảng 20%. Tuy nhiên, trước diễn biến không thuận lợi của thị trường hiện nay, họ rất nỗ lực trong việc lập kế hoạch tiếp thị, khuyến mại, chuẩn bị nguồn hàng cógiá bán hợp lý để gia tăng sức cạnh tranh.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nhìn tổng thể khu vực TM-DV vẫn còn một số hạn chếnhư việc phát triển lĩnh vực TM-DV chưa nhiều, chỉ mới tập trung vào một vài lĩnh vực, địa phương; dịch vụ nhà ở cho người thu nhập thấp chưa đáp ứng đủnhu cầu. Trong khi đó, một số dịch vụ logicstic trọn gói, dịch vụ chuyển giao công nghệ, đào tạo công nhân kỹ thuật cao phát triển còn chậm; hạtầng kỹ thuật và xã hội chưa đáp ứng kịp nhu cầu thúc đẩy dịch vụ phát triển, nhất là giao thông đường bộ đã cóbiểu hiện quá tải; các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường… chưa được ngăn chặn triệt để. Về lĩnh vực thương mại, hệ thống bán lẻ trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập; cơ chế, chính sách phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại chưa được thực hiện theo nội dung quy hoạch đề ra; trong khi công tác quản lý nhà nước về hoạt động chợ, siêu thị, trung tâm thương mại của các ngành, các cấp còn nhiều hạn chế…

Song song đó, hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh phân bổ chưa đều, chủyếu tập trung tại các địa bàn dân cư tập trung đông đúc, nơi cónhiều lợi thế thương mại, còn lại các địa bàn vùng xa córất ít loại hình bán lẻ hiện đại. Bên cạnh đó, việc sắp xếp tổ chức quản lý chợ của một số ban quản lý chợ, hợp tác xã cũng còn hạn chế, như các ngành hàng bố trí chưa hợp lý, không niêm yết giá, chưa xây dựng nội quy hoạt động, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng được với mục tiêu phát triển hệ thống thương mại theo hướng văn minh, hiện đại để hội nhập, phát triển trong xu thế mới.

Huy động nhiều nguồn lực đầu tư

Lĩnh vực TM-DV của Bình Dương đang phát triển theo xu hướng hiện đại, hội nhập với thị trường trong khu vực. Thị trường bán lẻ tại Bình Dương cũng đang rất sôi động sau thời gian mở rộng cửa chào đón các thành phần kinh tế đến đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh những cơ hội và điều kiện thuận lợi thì vẫn còn nhiều khókhăn, thách thức trước mắt cần phải giải quyết để thị trường bán lẻ tại Bình Dương thêm hấp dẫn, năng động vàhiện đại. Tại các hội nghị đánh giá tình hình, triển vọng phát triển của Bình Dương thời gian gần đây, lãnh đạo tỉnh đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xác định TM-DV là ngành kinh tế góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu ngân sách địa phương, đồng thời là động lực để các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

Ông LÊ THANH CUNG, Chủ tịch UBND tỉnh: Năm 2015 quan tâm phát triển mạnh các ngành TM, DV

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Trong đó, cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng với tỷ lệ tương ứng 60,8%- 36,2% - 3%. Để tăng nhanh hơn nữa tỷ trọng ngành TM-DV, trong năm 2015, Bình Dương tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội, phát triển đô thị, dịch vụ. Đặc biệt, về định hướng phát triển lĩnh vực TM-DV, trong thời gian tới, tỉnh sẽ quan tâm phát triển mạnh các ngành dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, logicstic, du lịch, viễn thông, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp… Sự phát triển của lĩnh vực TM-DV sẽ tạo tính lan tỏa rộng, bảo đảm phát triển hài hòa và bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo đó, mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Bình Dương phấn đấu tăng trưởng cao để tạo quy mô kinh tế lớn và phát triển bền vững trên cơ sở dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh khu vực dịch vụ, phát triển đô thị hóa, phát triển công nghệ cao; xây dựng Bình Dương trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, trở thành một đô thị trực thuộc Trung ương trước năm 2020. Trong đó, công nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm; cơ sở hạtầng TM-DV hiện đại; du lịch phát triển theo hướng đa dạng loại hình dịch vụ sinh thái… Trước mắt, ngành TM-DV sẽ được tập trung vào việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, tăng nhanh công nghiệp hỗ trợ cho các sản phẩm công ty nước ngoài xuất khẩu và dịch vụ tại chỗ cho người nước ngoài; phát triển hệ thống dịch vụ vận tải, logicstic phù hợp quy hoạch. Bình Dương cũng sẽ phát triển thương mại điện tử để mở rộng khả năng giao dịch theo hướng đầu tư trang thiết bị, thành lập trung tâm điện tử đủtầm quốc gia và khu vực; từng bước nâng cao tỷ trọng xuất khẩu tại chỗ trong các dịch vụ nhà ở, chăm sóc sức khỏe, tài chính, ngân hàng và du lịch…

Để hoạt động TM-DV trên địa bàn tỉnh đạt kế hoạch đề ra, các cấp chính quyền và ngành chức năng sẽ phải tiếp tục tập trung tháo gỡ khókhăn cho các DN thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Hiện nay, ngoài việc triển khai quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đến năm 2020; quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025…, Bình Dương đang tích cực xây dựng các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các DN sản xuất hàng xuất khẩu, tháo gỡ khókhăn đối với tình hình hoạt động TM-DV. Bình Dương sẽkhuyến khích và kêu gọi nhiều nguồn lực đầu tư đẩy mạnh phát triển cơ sở hạtầng thương mại, nhất là tại các thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa với hình thức kinh doanh đa dạng và quy mô phù hợp với từng vùng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phân phối và lưu thông hàng hóa…

Từlợi thế của vùng, cùng với quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ tỉnh, sựđồng tình ủng hộ của nhân dân trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tin tưởng rằng trong thời gian tới, tiềm năng, thế mạnh về TM-DV của Bình Dương sẽ được khai thác triệt để, bảo đảm cho lĩnh vực này phát triển bền vững .

 TRÚC HUỲNH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên