Giao lưu trực tuyến đợt 2-2014: Người dân quan tâm về tài nguyên và môi trường

Cập nhật: 30-10-2014 | 08:58:15

Ngày 28-10, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bình Dương cùng 63 Sở TN&MT các tỉnh, thành phố và Bộ TN&MT đã tổ chức giao lưu trực tuyến với nhân dân và doanh nghiệp về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TN&MT. Trong hơn 1.000 ý kiến đóng góp, Bình Dương có 42 ý kiến đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp gửi đến liên quan nhiều nhất về các lĩnh vực đất đai, khoáng sản và môi trường…

 Cán bộ Sở TN&MT luôn túc trực tiếp nhận và trả lời các câu hỏi của người dân và doanh nghiệp gửi đến Ảnh: M.H

Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo nên thông qua đợt giao lưu trực tuyến, Sở TN&MT đã tuyên truyền được một khối lượng lớn các văn bản pháp luật về TN&MT, công khai, tuyên truyền các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực về tranh chấp đất đai; mức bồi thường giá đất; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sử dụng; bảo vệ môi trường và quy trình đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại... cho tổ chức, người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cho địa phương. Sở đã nhận 42 câu hỏi, trong đó có rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách pháp luật về TN&MT. Hầu hết các câu hỏi được sở, các đơn vị trực thuộc có liên quan và phòng TN&MT các huyện, thị trả lời ngay trong khi giao lưu, đáp ứng yêu cầu cơ bản của người dân và doanh nghiệp khi đề đạt những vấn đề bức xúc cần giải quyết.

Cụ thể như bạn Võ Thanh Vũ (18 tuổi ) ở TP.Thủ Dầu Một hỏi: “Công ty em đi vào hoạt động năm 2007, nhưng chưa làm hồ sơ môi trường, vì không có cán bộ nắm về Luật Môi trường. Năm 2013, công ty đổi địa điểm sản xuất và làm thay đổi giấy đăng ký kinh doanh 2 lần, nhưng trên giấy đăng ký kinh doanh hiện tại không đề cập đến lần đăng ký đầu tiên 2007. Giờ công ty có thể làm Đề án Bảo vệ môi trường theo Nghi định 35/2014 được không? Nếu không được thì công ty cần phải làm những hồ sơ nào về môi trường cho hợp pháp?”.

Hay như ông Lê Thanh Tú (65 tuổi) ở phường An Phú, TX.Thuận An hỏi: “Hàng năm, Sở TN&MT đều thực hiện các đề tài dự án về khai thác khoáng sản, về bảo vệ môi trường kinh phí thực hiện các đề tài này trị giá hàng tỷ đồng đều lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước. Vậy, trong những năm qua, đề tài nào đã được ứng dụng vào thực tế và kết quả áp dụng, việc áp dụng đó đã giảm được kinh phí cho Nhà nước và xã hội bao nhiêu tiền. Sở có đánh giá hàng năm hay không, nếu qua đánh giá nhận thấy những đề tài này không đạt được kết quả và tốn tiền ngân sách Nhà nước thì Sở TN&MT có tính đến giảm và chấm dứt việc thực hiện các đề tài này hay không?”.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Sở TN&MT cho biết để trả lời các câu hỏi, lãnh đạo sở và lãnh đạo các phòng phải nắm vững các vấn đề liên quan để có câu trả lời thỏa đáng. Cụ thể như khi trả lời vấn đề thắc mắc của bạn Vũ, Sở TN&MT trả lời rất rõ ràng, sau khi đưa ra những căn cứ, sở cho rằng trường hợp công ty hoạt động từ năm 2007, đã đổi địa điểm sản xuất và được cấp giấy đăng ký kinh doanh vào năm 2013 mà vẫn chưa có báo cáo Đánh giá tác động môi trường/ Cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt, nên Sở TN&MT đề nghị công ty khẩn trương lập Đề án bảo vệ môi trường cho hoạt động sản xuất của công ty trong thời hạn cho phép nêu trên và nộp về Sở TN&MT hoặc UBND cấp huyện nơi công ty hoạt động để thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định tại Điều 18 của Quy định Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18-12-2012 của UBND tỉnh.

Hay trường hợp của ông Tú thắc mắc, sở cũng đã trả lời trình tự thực hiện của từng đề án, đánh giá hiệu quả của từng đề án. Các Đềán 1, 2 đãđược áp dụng vào thực tếrất hiệu quả, thuận lợi cho công tác quản lý và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của các mỏ liền kềđược đồng bộ, phù hợp cho cả khu vực. Đềán này đãđược Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản Miền Nam - Tổng cục Địa chất khoáng sản đánh giácao vàkhuyến khích các tỉnh học tập. Các Đềán 3, 4 đãđánh giáđược tiềm năng khoáng sản của tỉnh, làm cơ sởcho việc bảo vệkhoáng sản chưa khai thác vàcân đối dựtrữ, cấp phép khai thác khoáng sản phục vụnhu cầu trước mắt vàlâu dài của địa phương, sửdụng tiết kiệm, hợp lýnguồn khoáng sản của tỉnh.

Riêng Đềán số5, hiện tại, sởđãnhận bàn giao phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin (GIS) đểphục vụcông tác quản lýhoạt động khoáng sản, như quản lýdữliệu không gian vàthuộc tính mỏ, phục vụcông tác báo cáo hoạt động khoáng sản của tỉnh được nhanh chóng, kịp thời...

Không chỉ gắn kết với người dân và doanh nghiệp, giao lưu trực tuyến còn giúp cán bộ, công chức, viên chức ngành TN&MT nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, trau dồi thêm kiến thức pháp luật của ngành; góp phần tích cực vào thực hiện chủ trương cải cách lề lối làm việc, hướng về địa phương, cơ sở; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về TN&MT ở địa phương, cũng như tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước của ngành.

 

 M.H

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên