Góp công vào đại thắng mùa xuân 1975: Những trận đánh oai hùng - Bài 8

Cập nhật: 27-04-2017 | 06:10:37

 Bài 8  Trận Long Nguyên - Lấy ít đánh nhiều

Với vị trí chiến lược, suốt trong hai cuộc kháng chiến, Chiến khu Long Nguyên từng là nơi trú đóng của nhiều cơ quan đầu não. Và mỗi địa danh của mảnh đất này đều gắn liền với những trận chiến oanh  liệt đầy kiên cường bất khuất của nhân dân và quân giải phóng. Trong số đó có trận phục kích từ ngày 7 đến ngày 12-6-1968 ở ấp 9 (nay là ấp Bưng Thuốc) giành thắng lợi to lớn khi ta lấy ít đánh nhiều, tiêu hao, tiêu diệt địch.

Trở về ấp Bưng Thuốc, Long Nguyên  hôm  nay,  đường  sá đang được Nhà nước đầu tư mở rộng. Ông Nguyễn Tấn Nam, Bí thư Đảng ủy xã Long Nguyên cho biết, cũng như các ấp khác trong xã, những năm qua ấp Bưng Thuốc đã chuyển mình phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt từ khi xã đạt chuẩn nông thôn mới, sự đầu tư của địa phương và sự chung tay giúp sức của nhân dân ấp Bưng Thuốc ngày càng lớn hơn. Hiện nay, người dân ấp Bưng Thuốc đang cùng địa phương nâng cao chất lượng của xã nông thôn mới để làm sao chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.

8 giờ sáng ngày 7-6-1968, xe địch từ Bến Cát chạy theo trục lộ 30 tiến vào bãi ủi, đụng cụm 1 nổ tan xác 2 xe M113, M118, 1 xe tăng M41 và 2 xe ủi đất. Trinh sát ta đến kiểm tra bãi mìn thấy nổ hết. Kết quả các lỗ mìn để lại bánh sắt xích lốp và nhiều sắt vụn cùng nhiều băng gạc do lính bị sát thương.

Quay ngược thời gian trở về những năm tháng ác liệt trong kháng  chiến  chống  Mỹ,  khu vực ấp Bưng Thuốc, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng xưa kia thuộc ấp 9, xã Long Nguyên, Bến Cát. Đây là khu vực rừng già xen lẫn rừng chồi rậm rạp, chạy dọc theo trục lộ 30, giáp sở cao su Nhà Mác, có các đường lộ kiểm ngang dọc chia rừng thành nhiều khu vực thuận lợi cho ta vận động, quan sát trên đường xe qua lại. Ông Nguyễn Tấn  Nam  cho  biết,  như  bao địa danh khác trên Chiến khu Long Nguyên đã diễn ra nhiều trận đánh. Trong đó, nổi bật nhất chính là trận Long Nguyên từ ngày 7 đến 12-6-1968. Lực lượng của ta gồm phân đội 1 Công binh Phân khu I, lực lượng công  binh  huyện  Bến  Cát,  1 trung đội bộ binh, 1 trung đội hỏa lực huyện Bến Cát và 1 tiểu đội du kích xã Long Nguyên đã phục kích đánh thắng 1 chi đoàn xe cơ giới, 1 đơn vị Lữ đoàn 1, Sư đoàn Bộ binh 25 Mỹ. Trận đánh thắng lợi, ta bảo vệ được căn cứ Lai Khê, đánh một đòn mạnh vào âm mưu san ủi, phá rừng, phát quang thiết lập vành đai bảo vệ của Mỹ.

Con đường chính dẫn vào ấp Bưng Thuốc, nơi từng diễn ra trận đánh cách đây 49 năm   Ảnh: T.THẢO

Sau Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Mỹ tổ chức củng cố các căn cứ, tổ chức phòng ngự từ xa, phát quang  địa  hình  nhằm  nhanh chóng phát hiện lực lượng ta, ngăn chặn ta tiến công và pháo kích vào chốt Lai Khê (nằm trên quốc lộ 13). Qua nắm tình hình, ta biết được quy luật hoạt động của địch là lực lượng cơ giới và bộ binh từ Lai Khê vận động theo trục quốc lộ 13, cụm tại chi khu Bến Cát rồi theo trục lộ 30, lấy tâm điểm ngã 5 lộ kiểm. Buổi sáng, chúng cho bộ binh và biệt kích đi rà đường, sau đó cùng cơ giới chốt xung quanh, xe ủi phá rừng. Từ 15 - 16 giờ chiều, chúng rút về theo đường cũ, cụm tại chi khu Bến Cát. Ngày sau lại tiếp tục ủi phá rừng. Trước khi bắt đầu càn rừng, địch dùng xe tăng M41 càn ủi ngã cây, dùng xe ủi đất san bằng, dọn thành bãi trống có chiều dài từ 700 - 800m, chiều rộng từ 500 - 600m làm nơi tập kết để phát triển ra xung quanh lộ 13 và hướng Long Nguyên.

Về phía ta có 1 tổ lực lượng công binh Bến Cát, 1 trung đội bộ binh, 1 trung đội hỏa lực; trang bị 1 khẩu cối 60mm, 3 khẩu cối 82mm cùng với 1 tiểu đội du kích xã Long Nguyên, 1 phân đội Công binh phân khu 1. Các đơn vị trên thành lập Ban Chỉ huy chống càn, dưới sự chỉ huy của đồng chí Huyện đội phó Bến Cát. Bộ Tư lệnh phân khu giao nhiệm vụ cho Phân đội 1 công binh phối hợp với lực lượng huyện Bến Cát chặn đánh cơ giới địch ủi rừng nhằm bảo vệ rừng và các cơ quan của ta ở gần khu vực địch ủi phá. Ngày 5-6-1968, Phân đội 1 đã có mặt tại Huyện đội Bến Cát để bàn kế hoạch hiệp đồng tác chiến với lực lượng huyện.

Qua quá trình trinh sát và nắm  tình  hình  địch,  ý  định chiến đấu của ta là đội du kích xã Long Nguyên đánh mìn trên trục lộ 30 từ chi khu Bến Cát lên.  Công  binh  phân  khu  và công binh huyện Bến Cát chịu trách nhiệm từ trục lộ 30 vào ngã 5 lộ kiểm, bao gồm khu vực tập kết và phạm vi ủi rừng của địch. Phân đội 1 công binh có quân số 10 đồng chí, trang bị 2 súng B40, 6 súng AK, 15 quả mìn, gạo và thực phẩm mang 10 ngày. Lực lượng chiến đấu chia thành 3 tổ, công binh khu làm nòng cốt, công binh huyện phân ra các tổ phối hợp và dẫn đường. Tổ 1 gồm 4 đồng chí, trang bị 5 quả mìn, 1 súng B40, 2 súng AK, đảm trách bố trí mìn từ đường 30 vào đường cũ ngã 5; bố trí thành 2 cụm (3 quả và 2 quả), đánh địch bằng mìn khi xe vận động vào ngã 5 và dùng B40 bảo vệ cho tổ chôn mìn. Nếu có xe tới thì bắn tiêu diệt. Tổ 2 gồm 3 đồng chí, trang bị 1 súng B40, 2 súng AK, 5 quả mìn, đảm trách bố trí mìn trong khu vực ủi bên phải và phạm vi phát triển ủi rừng. 8 giờ sáng ngày 7-6-1968, xe địch từ Bến Cát chạy theo trục lộ 30 tiến vào bãi ủi, đụng cụm 1 nổ tan xác 2 xe M113, M118, 1 xe tăng M41 và 2 xe ủi đất. Trinh sát ta đến kiểm tra bãi mìn thấy nổ hết. Kết quả các lỗ mìn để lại bánh sắt xích lốp và nhiều sắt vụn cùng nhiều băng gạc do lính bị sát thương. Ban chỉ huy trận đánh họp và nhất trí phải về cứ lấy thêm mìn để tiếp tục đánh địch. Ngay sáng hôm sau ta về lấy được 15 quả mìn. Chiều ngày 8-6, địch đóng và bung biệt kích ra xung quanh để bảo vệ cụm xe ở giữa bãi ủi. Trong ngày, xe càn và ủi vào bãi 2 đã đè phải mìn nổ 7 quả. Từ ngày 8 đến ngày 10-6, địch cho xe cụm lại, chỉ tung biệt kích ra xung quanh đánh phá chống tập kích. Trước lợi thế đó, Ban chỉ huy trận đánh họp nhận định tình hình, quyết định chia phân đội thành 2 tổ: 1 tổ ở lại tiếp tục gài số mìn còn lại; 1 tổ trở về tuyến sau lo khí tài, vật chất để đánh lâu dài với địch và báo cáo xin ý kiến. Tổ ở lại đã họp tổ Đảng, nhận định địch có thể càn quét vào căn cứ ta vì lực lượng biệt kích đã phát hiện được các đường vào căn cứ và ta có lực lượng bám trụ tập kích. Từ đó, ta bố trí mìn theo hướng địch tiến công vào căn cứ.

Như bao địa danh khác trên Chiến khu Long Nguyên đã diễn ra nhiều trận đánh. Trong đó, nổi bật nhất chính là trận Long Nguyên từ ngày 7 đến 12-6-1968. Lực lượng của ta gồm phân đội 1 Công binh Phân khu I, lực lượng công binh huyện Bến Cát, 1 trung đội bộ binh, 1 trung đội hỏa lực huyện Bến Cát và 1 tiểu đội du kích xã Long Nguyên đã phục kích đánh thắng 1 chi đoàn xe cơ giới, 1 đơn vị Lữ đoàn 1, Sư đoàn Bộ binh 25 Mỹ. Trận đánh thắng lợi, ta bảo vệ được căn cứ Lai Khê, đánh một đòn mạnh vào âm mưu san ủi, phá rừng, phát quang thiết lập vành đai bảo vệ của Mỹ.

Ngày 11-6-1968, đúng như nhận  định  của  ta,  địch  chia thành 2 mũi, có xe tăng M41 đi đầu, được hỏa lực máy bay trực thăng vũ trang và pháo binh chi viện tiến vào hướng căn cứ ta. Đơn vị bạn đón đánh ở mũi 1, địch co cụm lại không dám tiến quân. Tổ công binh còn lại cùng một đơn vị bạn giữ mặt sườn. Xe tăng M41 địch vòng xuyên hông đụng phải mìn nổ cháy xe. Số xe còn lại hoảng sợ chạy bừa bãi cán phải mìn ta cài nổ thêm 3 chiếc. Bị thiệt hại nặng. Địch không tiến, chúng co lại, chạy thục lùi và bắn loạn xạ vào đội hình ta. Pháo binh và trực thăng địch bắn xối xả vào trận địa. Sau đó, chúng cụm lại giữa bãi đã ủi, dùng hỏa lực bắn ra xung quanh. 2 giờ sáng địch đã rút quân. Trận đánh thắng lợi, ta bảo vệ được căn cứ Lai Khê, đánh một đòn mạnh vào âm mưu san ủi, phá rừng, phát quang thiết lập vành đai bảo vệ của Mỹ; đồng thời động viên được phong trào của bộ đội địa phương, du kích  phát triển.  (Còn tiếp)

THU THẢO 

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên