Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Cập nhật: 21-08-2018 | 08:26:11

Cùng với cả nước, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được Bình Dương triển khai từ năm 2004, đến nay đã tạo cơ hội giúp người lao động (NLĐ) rèn luyện kỹ năng, trang bị cho mình một ngành nghề để tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho gia đình, góp phần vào công tác giảm nghèo - việc làm của tỉnh.

Tạo cơ hội việc làm cho LĐNT

Thời gian qua, chính sách đào tạo nghề cho LĐNT được tỉnh quan tâm. Nhiều thành phần lao động lâu nay chỉ bám ruộng đồng đều hăng hái tham gia các khóa học đào tạo nghề cho LĐNT và đây cũng chính là cơ hội để LĐNT xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ khi triển khai chương trình đào tạo nghề cho LĐNT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã nhanh chóng tổ chức họp để triển khai toàn bộ nội dung cần thực hiện đến các ngành cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ sở dạy nghề có liên quan; đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản liên tịch về việc hướng dẫn, đôn đốc thực hiện kế hoạch dạy nghề cho LĐNT.

Đào tạo ngành chế biến gỗ cho LĐNT

Chỉ tính riêng trong năm 2017, thực hiện Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 16-2- 2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh năm 2017, Sở LĐ-TB&XH đã tích cực chỉ đạo địa phương thực hiện. Kết quả, các huyện, thị, thành phố đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.853 người, đạt 134,3% (chỉ tiêu năm là 1.380 người). Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thuận lợi trong việc mời các giáo viên tham gia hỗ trợ đào tạo, Sở LĐ- TB&XH đã trình UBND tỉnh ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định số 2417/QĐ-UBND ngày 26-8-2011 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, cụ thể gồm: Điều chỉnh mức thù lao giáo viên thuộc Đề án dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh (trình độ sơ cấp) tăng từ 37.500 đồng/giờ lên 52.500 đồng/giờ. Bước sang năm 2018, tính đến 6 tháng năm 2018, các huyện, thị, thành phố đã tổ chức mở được 32 lớp với 768 học viên.

Theo khảo sát, sau khi tốt nghiệp các khóa học, NLĐ được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận vào làm việc với mức lương ổn định; đặc biệt có một số lao động đã đăng ký học thêm để nâng cao tay nghề, góp phần tích cực có chiều sâu trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm của tỉnh.

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo

Trong những năm qua, công tác dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh đã được sự đồng tình của các cấp, các ngành và NLĐ, nhiều LĐNT tích cực tham gia học nghề theo đề án. Đào tạo nghề cho LĐNT đã phát huy hiệu quả và được đông đảo lao động ở các vùng nông thôn đăng ký học nghề; đồng thời nâng cao được nhận thức của người dân, của cộng đồng về công tác đào tạo nghề và vai trò, vị trí của người thợ được nâng cao trong xã hội.

Theo dự báo mỗi năm, Bình Dương cần tuyển trên 50.000 lao động, trong đó phấn đấu trên 80% lao động đã qua đào tạo. Nâng cao chất lượng, số lượng và hiệu quả đào tạo nghề, chuyên nghiệp hóa bộ phận LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020... Đó là mục tiêu chung Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Bình Dương đến năm 2020” để tổ chức triển khai dạy nghề theo nhu cầu cho LĐNT. Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cho biết: “Để thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn mới, Bình Dương tiếp tục thực hiện những chính sách đối với người học như: Hỗtrợhọc phívàcác chi phíkhác cho LĐNT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo (theo chuẩn của tỉnh), người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng)... Ngoài ra, Bình Dương còn có chính sách hỗtrợvốn vay từngân hàng chính sách xãhội cho LĐNT học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên…”. Ông Tuyên cho biết thêm, trong thời gian tới các ngành, các cấp tiếp tục đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT. Tổ chức khảo sát nhu cầu thực tế, phát huy nhân rộng mô hình dạy nghề nông nghiệp, dịch vụ để mở lớp đào tạo nghề ở các xã điểm vào những năm tiếp theo.

 Tổng số LĐNT được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 là 10.155 người. So sánh với kế hoạch giai đoạn 2010-2015: 10.155 người/11.510 người (đạt tỷ lệ 88,2%); trong đó, lĩnh vực phi nông nghiệp 8.477 người/6.590 người, đạt tỷ lệ 128,6%; lĩnh vực nông nghiệp 1.675 người/4.920 người (đạt tỷ lệ 34,0%). Tỷ lệ NLĐ sau khi học nghề có việc làm trên 80%.

 

T.V

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên