Hiệu quả từ chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng

Cập nhật: 27-01-2015 | 08:54:42

Việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thúc đẩy kinh tế - xã hội các xãnông thôn ở huyện Dầu Tiếng phát triển. Đến nay, 11 xã thực hiện xây dựng NTM của huyện Dầu Tiếng đều đạt từ 12 tiêu chí NTM trởlên; trong đó có 4 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí là Thanh An, Long Tân, Định Thành và Định Hiệp.

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng thay đổi từ những tuyến đường giao thông được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Trong ảnh: Hoàn thiện đường giao thông tại xã Long Hòa

Tăng trưởng kinh tế cao

Qua 4 năm xây dựng NTM, kinh tế của huyện Dầu Tiếng có mức tăng trưởng mỗi năm từ 10 - 11%, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần trong cơ cấu kinh tế của huyện. Đến cuối năm 2014, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 36,29%, thương mại - dịch vụ chiếm 33,3%, công nghiệp - xây dựng chiếm 30,41% trong cơ cấu kinh tếcủa huyện.

Là một trong những địa phương nằm trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2011-2015, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng đã không ngừng đẩy mạnh các chương trình hành động, tập trung mọi nguồn lực để phát triển. Từ những nguồn lực này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng NTM; đặc biệt là tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân trong việc hưởng ứng tham gia các chương trình, kế hoạch hành động của địa phương. Nhờ vậy, đến nay Long Tân đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Hiện nay, đường trục xã, liên xã trên địa bàn Long Tân được nhựa hóa 64 tuyến với tổng chiều dài 67,2km, đạt 100% kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 của xã đạt 35,5 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng so với năm 2013. Bên cạnh đó, xã có tỷ lệ hộ sử dụng điện, nước hợp vệ sinh đạt 100%.

Điển hình là việc thành lập hợp tác xã bò sữa đã mang lại hiệu quả chăn nuôi thiết thực, nâng cao thu nhập cho người dân. Hợp tác xã bò sữa Long Tân được thành lập từ tháng 8-2013 gồm 16 hội viên với vốn điều lệ hơn 9,3 tỷ đồng. Hiện nay, hợp tác xãcó 50 hội viên và trên 600 con bò sữa. Anh Nguyễn Văn Khương, Chủ nhiệm HTX bò sữa Long Tân cho biết, nhờchuyển đổi qua chăn nuôi bò sữa nên hiệu quả kinh tế của gia đình tăng lên đáng kể, bình quân thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng. Hiện nay gia đình anh đang xây dựng chuồng trại và trồng thêm cỏ, dự kiến sẽ nâng tổng số đàn bò của gia đình lên 45 con.

Ông Nguyễn Xuân Thuần, người dân xã Long Tân chia sẻ, từ khi hưởng ứng chương trình xây dựng NTM, người dân trong xãtích cực hưởng ứng. Cơ sở vật chất, hệ thống các công trình đều được quan tâm xây dựng đã tạo nên nhiều lợi ích thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhờnhững lớp đào tạo nghề mà người dân nông thôn có việc làm ổn định, tăng thu nhập đáng kể.

Đầu tư mạnh cho giao thông

Một trong những kết quả nổi bật của Dầu Tiếng trong thời gian qua là phong trào làm đường giao thông nông thôn, chỉnh trang đô thị. Để thay đổi diện mạo NTM, huyện đã tích cực đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đường giao thông. Kết quảtrong 4 năm qua cho thấy, huyện Dầu Tiếng đã làm mới, nâng cấp 45km đường nhựa, 120km đường sỏi đỏ và 17km đường giao thông nội đồng; toàn huyện có hệ thống đường liên xã được nhựa hóa 299km, đạt 100% chuẩn NTM theo quy định của Bộ Giao thông - Vận tải. Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi và hệ thống kênh, rạch tự nhiên được huyện quan tâm sửa chữa, khai thông, nạo vét như: Suối Xuy Nô, rạch Con Mương, rạch Lớn (xã Thanh Tuyền), rạch Sơn Đài (xã Định Thành), suối Đá Yêu (xã Long Hòa) đã khắc phục tình trạng ngập úng, tháo phèn và cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa nắng. Hồ Cần Nôm, Trạm bơm Bến Trống (xã Thanh An) được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đang phát huy tác dụng tốt trong việc cung cấp nước tưới cho người dân sản xuất nông nghiệp.

Để chương trình xây dựng NTM đi vào chiều sâu, huyện Dầu Tiếng đã quan tâm thực hiện lồng ghép các chương trình vào thực hiện tiêu chí đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, khuyến nông, phát triển ngành nghề nông thôn. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đã tổ chức đào tạo nghề cạo mủ cao su, trồng và chăm sóc cây cao su cho gần 2.600 lao động và tạo việc làm cho họ tại các nông trường. Bên cạnh đó, UBND huyện còn phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức đào tạo nghề cho hơn 1.300 lao động về chăn nuôi, thú y, kỹ thuật trồng nấm, sửa chữa xe máy… góp phần giải quyết việc làm cho hầu hết thanh niên nông thôn, bộ đội xuất ngũ tại địa phương.

Ông Nguyễn Phương Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng cho biết, trong năm 2015 huyện quyết tâm thực hiện kế hoạch sẽ có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 10/11 xã; riêng xã Minh Thạnh phấn đấu đạt 16 tiêu chí. Bên cạnh đó, UBND các xã cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền trong nhân dân để xây dựng NTM thật sự trở thành một phong trào lan tỏa đến từng người dân, để người dân nhận thức đầy đủ, chính xác về vai trò của mình trong xây dựng NTM. Qua đó, khẳng định vai trò to lớn của người dân và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

Tính đến nay, diện tích cao su toàn huyện Dầu Tiếng làtrên 50.000 ha, trong đó diện tích cao su tiểu điền chiếm trên 21.000 ha; năng suất bình quân 1,7 tấn/ha/năm. Riêng trong năm 2014, sản lượng mủ khai thác đạt gần 58.000 tấn, trong đósản lượng mủ cao su tiểu điền là30.200 tấn. Toàn huyện có190 ha cây ăn trái, tập trung chủ yếu ở xã Thanh Tuyền. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng phát triển mạnh; hiện trên địa bàn huyện có158 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được đầu tư và đi vào sản xuất với tổng đàn gia súc, gia cầm gần 1,7 triệu con.

QUỲNH NHIÊN

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên