Học Bác để sáng tác tốt hơn

Cập nhật: 15-12-2014 | 10:45:45

Ngày 10-12 hàng năm được xem là ngày truyền thống của ngành mỹ thuật, các hội viên chuyên ngành mỹ thuật của tỉnh đã gặp nhau để cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sáng tác. Nhân dịp này, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh vừa tổ chức hội thảo tập trung vào nội dung các họa sĩ đã học tập Bác trong sáng tác như thế nào…

Họa sĩ Nguyễn Hoài Huyền Vũ ở Bình Dương (thứ 2, từ phải qua) nhận giải tại Triển lãm Mỹ thuật Đông Nam bộ. Ảnh:Q.NHƯ

Chi hội Mỹ thuật trực thuộc Hội VHNT tỉnh hiện có 43 hội viên (HV), trong đó có 17 HV Hội Mỹ thuật Việt Nam. Các HV Trung ương và địa phương luôn đoàn kết, học hỏi nhau và sáng tạo nghệ thuật để có những tác phẩm có chất lượng tốt, phục vụ cho việc giảng dạy cũng như truyền bá cái đẹp đến mọi người.

Tại buổi hội thảo, họa sĩ Lê Khánh Thông, người từng được vinh dự gặp Bác Hồ vào năm 1964, cho biết: “Trong 50 năm qua, tôi luôn nhắc mình phải học tập và làm theo tấm gương của Bác. Từ những năm gian khó trong chiến tranh khi tôi còn làm báo Mặt trận Dân tộc Giải phóng cho đến nay, tôi luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một đảng viên, một họa sĩ bởi Bác từng nhắc nhở giới họa sĩ: “Vẽ cái gì? Vẽ cho ai và vẽ để làm gì?”. Thấm nhuần lời dạy của Bác nên ông luôn gương mẫu trong công tác giảng dạy trước đây và hiện tại vẫn miệt mài vẽ tranh, trong đó có một chủ đề ông luôn quan tâm là vẽ chân dung, hình ảnh của Bác.

Họa sĩ Hồng Xuyến, giảng viên trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương, cho biết cách đây 63 năm, ngày 10-12-1951, nhân dịp khai mạc Triển lãm hội họa tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang - Chiến khu Việt Bắc, giới Mỹ thuật Việt Nam đã vinh dự đón nhận bức thư Bác Hồ. Đây là triển lãm được tổ chức để kỷ niệm 6 năm Ngày toàn quốc kháng chiến và chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2. Những lời dặn dò của Bác dành cho giới họa sĩ trong bức thư vẫn được nhắc lại đến ngày hôm nay. Họa sĩ Hồng Xuyến bày tỏ: “Có một điều mà các họa sĩ Bình Dương rất mong muốn, đó là có một nhà trưng bày triển lãm cố định và nghiêm túc để báo cáo, giới thiệu những tác phẩm được sáng tác mới nhất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và quần chúng nhân dân trong tỉnh về thành tựu mỹ thuật đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời có điều kiện để trao đổi, giao lưu, học hỏi với nhau nhằm nâng cao hơn nữa việc tìm tòi, sáng tạo, sáng tác nhiều tác phẩm mới, tốt nhất, có tầm tư tưởng nghệ thuật cao”. Chị cũng cho rằng, ôn lại vàkhắc ghi những lời căn dặn của Bác đãdành cho giới văn nghệ sĩ cũng làdịp đểhọa sĩ nhìn lại mình, đãlàm được gì, sẽphấn đấu như thếnào, đểđền đáp những mong muốn lớn lao của Bác.

Nhạc sĩ Võ Đông Điền, Chủ tịch Hội VHNT cũng đánh giá cao buổi hội thảo. Theo ông, bức thư của Bác gửi văn nghệ sĩ nói chung, họa sĩ nói riêng đã xác định rõ vị trí của VHNT và vai trò của văn nghệ sĩ trong xã hội, chỉ ra những mối quan hệ giữa VHNT với hiện thực cuộc sống, với kinh tế, chính trị, với đối tượng phản ánh, với công chúng hưởng thụ, với việc nâng cao chất lượng sáng tác và tiền đồ của VHNT. Bức thư của Bác là lời chỉ bảo ân tình, là lời giáo huấn đầy tâm huyết mang ý nghĩa vạch lối chỉ đường, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn mà trong các chủ trương, đường lối về văn hóa nghệ thuật, Đảng và Nhà nước thường nhắc đến như chân lý mãi tỏa sáng:“Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận/ Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

QUỲNH NHƯ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên