Lực lượng vũ trang Bình Dương: Những dấu ấn lịch sử - Kỳ 9

Cập nhật: 18-12-2014 | 08:46:08

Kỳ 9: Tiêu diệt đoàn biệt kích “Lôi Hổ”

Tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hổ” khét tiếng ác ôn, đi đến đâu làchúng bắt bớ, đánh đập nhân dân và đàn áp phong trào cách mạng của ta đến đấy. Trong tình cảnh ấy, ngày 28-12- 1964, quân dân ta đã vùng dậy đập tan tiểu đoàn biệt kích của địch tại ấp Đồng Sổ thuộc xãLai Uyên, huyện Bến Cát, nay làxã Lai Uyên, huyn Bàu Bàng.

 Ông Phan Văn Hiếu kể lại trận đnh ấp chiến lược Đồng Sổ Ảnh: K.HÀ

Cuộc trò chuyện đặc biệt

Được sự giới thiệu của cán bộ địa phương, chúng tôi tìm đến nhà ông Phan Văn Hiếu, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Châu Thành giai đoạn 1973- 1976. Qua rất nhiều con hẻm, cuối cùng chúng tôi cũng đã đến được nhàông. Do tuổi cao, sức yếu, thính giác gần như đã mất nên ông rất khó khăn trong giao tiếp với chúng tôi. Chính vìthế, chúng tôi phải ghi ra giấy những điều muốn hỏi, còn ông phải gắng gượng kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cách mạng, về chính cuộc đời của ông. Đôi mắt nhìn xa, ông Hiếu hồi tưởng: “Ấp Đồng Sổxưa thuộc xãLai Uyên, huyện Bến Cát nằm dọc theo quốc lộ 13, xung quanh là rừng cao su và rừng chồi. Năm 1963, ngụy quyền Sài Gòn quyết tâm gom dân, xây dựng Đồng Sổthành một ấp chiến lược. 1 tiểu đoàn biệt kích ác ôn của địch tự xưng là “Lôi Hổ” trú quân dãngoại ở đây…”.

“Tôi còn nhớ rõ, khi ấy tôi là bộ đội biệt phái làm công tác Đảng, công tác chính trị. Qua nghiên cứu thị sát thực địa, anh em trong đơn vị báo vòng ngoài của ấp được bao bọc bởi hàng rào dây thép gai, ở giữa có1 bốt gác do 1 trung đội bảo an canh giữcho tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hổ”. Qua nghiên cứu dòthám, quân ta biết tiểu đoàn biệt kích cóhơn 200 tên, được trang bị gọn nhẹ gồm súng AR, trung liên, thông thạo địa bàn, khảnăng cơ động ứng chiến linh hoạt. Khi dừng trú quân, chúng thường ở lẩn trong nhà dân, làm cho ta khóphát hiện. Thủ đoạn hoạt động của chúng là lùng sục phục kích, đánh chặn các đơn vị nhỏcủa ta, bắt cán bộ, quần chúng cách mạng. Ngược lại, khi bị ta tập kích thì chúng co cụm, đối phóchờlực lượng đến cứu vây. Ta bám sát hoạt động của địch, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu với lực lượng chủ lực là Tiểu đoàn Phú Lợi và Đại đội 61, 81 bộ đội huyện Bến Cát”, ông Hiếu kểlại.

 Diễn biến trận đánh ấp chiến lược Đồng Sổ qua sơ đồ Ảnh: K.HÀ

Đập tan kế hoạch dồn dân, lập ấp

Theo tài liệu lịch sử ghi lại, hơn 300 cán bộ chiến sĩ của ta đã tham gia trận đánh Đồng Sổ với 1 súng ĐKZ 57mm, 1 súng cối 81mm, 4 súng đại liên, hơn 100 súng tiểu liên và súng trường.

Ông Nguyễn Văn Phê, Thiếu tướng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sông Bé giai đoạn 1993- 1996, cho biết: Lúc ấy, đội hình chiến đấu của ta chia làm 3 bộ phận. Bộ phận tiến công vào ấp Đồng Sổgồm Đại đội Bộ binh 301 và 304, 306 của Tiểu đoàn Phú Lợi. Lực lượng này hình thành 4 mũi tiến công từ các hướng Đông, Đông Nam, Tây và Tây Nam đểthọc sâu vào bên trong, sau đóphát triển vềhướng Bắc. Bộ phận đón lõng địch rút chạy gồm Đại đội Bộ binh 61 và Đại đội Bộ binh 81 bộ đội địa phương huyện Bến Cát. Lực lượng này tập kích ở phía Bắc ấp chiến lược, cách khoảng 500m với nhiệm vụ chặn đánh, tiêu diệt quân địch rút chạy từ Đồng SổvềChâu Thành theo quốc lộ 13. Bộ phận kiềm chế pháo của địch ở Bến Cát do đại đội hỏa lực của Tiểu đoàn Phú Lợi đảm nhiệm, sử dụng 1 ĐKZ và 1 súng cối 81mm, bắn phá kiềm chế trận địa pháo địch ở Bến Cát không cho chúng chi viện lực lượng.

Trong dòng ký ức xưa dội về, ông Hiếu kểlại: “Lúc ấy quân ta quyết tâm chiến đấu, bí mật cơ động lực lượng tập kích ngay sau khi địch mới tạm dừng trú quân, chưa cóđiều kiện tổchức chiến đấu, đội hình còn lộn xộn, sơ hở mất cảnh giác. Trinh sát viên của Tiểu đoàn Phú Lợi phối hợp với du kích địa phương liên tục bám vànắm tình hình của địch suốt 22 ngày đêm. Bộ đội ta được tổchức luyện tập kỹ theo phương án chiến đấu. Chớp thời cơ địch sở hở, chỉ trong 3 tiếng đồng hồ các đơn vị tác chiến đãsẵn sàng hành quân, tiến đánh, chiếm lĩnh trận địa đúng thời gian, kế hoạch đãđềra”.

 “Hồi đó, sau mỗi trận đánh, tiểu đoàn đều tổ chức học tập, rút kinh nghiệm. Bộ đội ta mỗi chiều họp tổ “Tan tam” với 5 nội dung chủ yếu “Đoàn công kỷ tiết học” (đoàn kết, công tác, kỷ luật, tiết kiệm và học tập). Tổ “Tan tam” này họp bất kể khi nào, có thể trong lúc ăn, nghỉ giải lao nhưng phải truyền tải được nội dung tự phê bình và phê bình. Việc duy trì sinh hoạt hàng ngày nhằm động viên tư tưởng chiến sĩ an tâm đánh giặc, gìn giữ quê hương...”, ông Phan Văn Hiếu nhli.

21 giờngày 28-12-1964, quân ta đãbí mật chiếm lĩnh, xây dựng trận địa. 23 giờmũi tiến công đầu tiên hướng về phía Đông ấp chiến lược nổsúng. Theo hiệp đồng từtiếng súng, các mũi tiến công của ta còn lại nhanh chóng vượt rào đánh vào bên trong ấp chiến lược. Lúc này trời tối, địch đóng xen trong nhà dân nên rất khóphát hiện. Đểbảo đảm an toàn cho nhân dân trong ấp chiến lược, các tổxung kích của ta buộc phải hạn chế sử dụng lựu đạn, thủ pháo nên sức tiến công giảm, tốc độ tiên công chậm. Sau 2 giờta mới đánh chiếm được toàn bộ ấp chiến lược. Địch chạy dạt vềphía Bắc ấp chiến lược nhưng bị lực lượng phục kích đón lõng của ta đánh trả. 2 giờsáng ngày 29-12, trận đánh kết thúc thắng lợi, ta tổchức tảo trừ trận địa, bắt tùbinh, thu vũkhí. Trong suốt thời gian nổsúng tiến công và thời gian thu gom tù, hàng binh, vũkhí, bộ phận kiềm chế pháo liên tục kiềm chế làm pháo binh địch không thểchi viện cho Đồng Sổ. Tuy nhiên, do tảo trừ trận địa không kỹ nên khi ta chuẩn bị lui quân, một bộ phận địch còn sót trong ấp ném lựu đạn vào vị trí tập trung tùbinh làm hàng chục tùbinh địch chết và bị thương, 2 đồng chí làm nhiệm vụ áp giải tùbinh hy sinh. 2 giờ30 phút ngày 29-12, các đơn vị tổchức lui quân vềcăn cứtheo kế hoạch. Kết quả, ta đã tiêu diệt tiểu đoàn biệt kích ngụy, diệt 80 tên, bắt 52 tên, thu 105 súng tiểu liên và súng trường tự động. Về phía ta cũng hy sinh 10 đồng chívàbị thương 10 người.

Hồi tưởng lại quá khứoanh liệt, ông Hiếu nói: “Đây là trận đánh thểhiện quyết tâm chiến đấu rất cao của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Phú Lợi, Đại đội 61, Đại đội 81 bộ đội địa phương Bến Cát. Ta đã kiên trì bám địch suốt 22 ngày đểtìm thời cơ tiêu diệt địch. Khi thời cơ xuất hiện, ta nhanh chóng vừa cơ động vừa bổsung, quyết tâm chiến đấu, triệt đểkhai thác yếu tốbất ngờ, làm chúng chưa kịp chuẩn bị đối phó. Trận đánh trong ấp chiến lược códân nhưng chỉ huy đơn vị đãgiải quyết tốt tình huống bằng vận dụng lối đánh gần, đẩy dần địch ra ngoài ấp đểbộ phận đón lõng tiêu diệt nên đãđạt hiệu quảchiến đấu cao mà vẫn bảo đảm an toàn cho dân. Điểm hạn chế của trận đánh là công tác lùng sục tảo trừ trận địa chưa chặt chẽ, sót địch, mất cảnh giác đểđịch gây thương vong cho ta và một sốtùbinh sau khi trận đánh kết thúc”.

 

Kỳ 10: Bông Trang - Lò Gch, trn chống càn điển hình

 

 KIM HÀ

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên