Lựa chọn TV xem World Cup

Cập nhật: 10-06-2014 | 00:00:00
Kích cỡ và độ phân giải màn hình, góc nhìn, tần số quét là những thông số cần lưu ý khi chọn mua TV cho nhu cầu xem thể thao.

Kích cỡ và độ phân giải màn hình

Ưu tiên của không ít người khi mua TV xem bóng đá là kích thước lớn. Tuy vậy, ngoài không gian đặt trong phòng, khoảng cách ngồi ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm hình ảnh. Với cùng độ phân giải, khoảng cách xem càng xa thì kích thước TV càng lớn. Nếu xem quá gần, bạn sẽ thấy rõ những điểm ảnh ngay cả với bộ phim Full HD 1080p, nhưng nếu ngồi quá xa sẽ không thấy được hết những giá trị của màn hình độ phân giải cao mang lại.

 LG-TV-2014-19-1396582730-660x0-3561-1401 Lựa chọn TV, độ phân giải phù hợp khoảng cách xem. Ảnh: Tuấn Anh.

Hiện nay, TV kích thước 42 inch đến 50 inch độ phân giải Full HD 1080p là lựa chọn của đa số người tiêu dùng. Một số mẫu TV Plasma có thể trang bị độ phân giải thấp hơn, HD 720p (thường gọi là HD Ready) hay dòng TV cao cấp thế hệ mới sở hữu độ phân giải 4K Ultra HD.

Với TV 32 inch độ phân giải Full HD 1080p, khoảng cách tối ưu là 1,37 mét; kích thước 42 inch Full HD thì nên ngồi cách 1,79 mét hay khoảng cách 2,56 mét sẽ tối ưu cho TV Full HD kích thước 60 inch. Không nên lãng phí đầu tư TV độ phân giải cao khi khoảng cách ngồi đủ lớn bởi lúc đó mắt người gần như không phân biệt được. Thực tế, nếu ở khoảng cách xem trên 3 mét, mắt người khó có thể phân biệt được đâu là độ phân giải Full HD 1080p và HD 720p ở một màn hình 50 inch trở xuống.

Dưới đây là bảng tham khảo vị trí đặt một số kích thước TV, theo trang web Rtings:

Kích thước màn hình (inch)

Khoảng cách xem tối ưu với độ phân giải Full HD 1080p (mét)

Khoảng cách xem tối ưu với độ phân giải HD 720p (mét)

32

1,37

1,89

37

1,58

2,19

42

1,79

2,48

46

1,96

2,72

50

2,13

2,96

55

2,35

3,25

60

2,56

3,55

65

2,77

3,84

70

2,99

4,14

75

3,20

4,43

 

Góc nhìn

Điều thú vị khi xem thể thao đặc biệt với bóng đá là "càng đông càng vui", không khí càng náo nhiệt. Lúc này, góc nhìn là yếu tố người dùng cần xem xét bởi dù áp dụng công nghệ nào, khả năng hiển thị hình ảnh chỉ tốt nhất ở góc xem chính diện và giảm dần khi mở rộng.

 81f300c5-11-ips-vs-tn-jpeg.jpg Quảng cáo của một nhà sản xuất về sự khác biệt góc nhìn giữa tấm nền IPS và TN. Ảnh: OverClock.

Trong ba công nghệ phổ biến hiện nay là Plasma, LCD và LED, TV Plasma cho góc nhìn tốt nhất, ít bị ảnh hưởng ở góc chếch, nhìn từ dưới lên hay nhìn từ trên xuống. Tuy vậy dòng TV này không được nhiều nhà sản xuất “mặn mà”, thậm chí công ty hàng đầu và khá trung thành là Panasonic đã ngừng phát triển công nghệ Plasma.

Với TV LCD LED, các nhà sản xuất lại sử dụng công nghệ tấm nền khác nhau trong đó dòng cao cấp thường dùng pannel In-Plane Switching (IPS) hoặc Vertical Alighment (VA), sản phẩm giá rẻ sử dụng tấm nền Twisted Nematic (TN). Nhìn chung, màn hình IPS cho góc nhìn tốt hơn VA và TN đồng thời cũng thể hiện màu sắc ấn tượng hơn, độ bền cao hơn. Tấm nền IPS là lựa chọn của các nhà sản xuất như LG, Panasonic hay Philips.

Tần số quét

Trong thể thao, không thể thiếu những màn rượt đuổi bứt phá, những pha đi bóng tốc độ. Tần số quét và thời gian đáp ứng hai là yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh chuyển động, nhưng phần lớn màn hình hiện nay đều có thời gian đáp ứng tốt. Lúc này, chỉ những TV với tần số quét cao mới đáp ứng được khả năng trình diễn chuyển động nhanh.

 DSC-0014-7653-1385453737.jpgTV Plasma vẫn được không ít khách hàng tìm mua do có nhiều ưu điểm và giá giảm mạnh. Ảnh: Đình Nam.

Theo Cnet, TV LCD và TV LED thông thường với tần số quét 60 Hz bị suy giảm độ nét trên 50% khi xử lý những pha hành động. Tần số quét từ 120 Hz là lựa chọn tối thiếu để giảm hiện tượng bóng mờ khi xem chuyển động nhanh. Các TV LCD và LED cao cấp có thể có tần số 240 Hz mang lại trải nghiệm tốt hơn nhưng nếu cao hơn nữa (480 Hz) sẽ khó cảm nhận được sự khác biệt.

Ngoài các con số về tần số quét, các nhà sản xuất còn áp dụng những công nghệ riêng như LG với "TruMotion", Samsung dùng "Clear Motion Rate" hay "Motionflow XR" trên TV Sony mang lại hiệu quả khác nhau. Do đó, những thông số về tần số quét không nói lên tất cả giá trị trong việc xử lý hình ảnh chuyển động nhanh.

Mặc dù con số 600 Hz mang nhiều tính tiếp thị cho tần số quét trên TV Plasma nhưng điều này là hoàn toàn có cơ sở. Do đặc tính kỹ thuật, màn hình này không bị mở chuyển động như TV LCD LED. Dòng sản phẩm Plasma vẫn là lựa chọn của không ít người xem khó tính do thể hiện tốt nhất những pha chuyển động tốc độ.

TV Plasma trong điều kiện ánh sáng môi trường tốt sẽ thể hiện màu đen sâu nhưng điều này không thật sự ý nghĩa khi xem thể thao. Nếu muốn xem TV tại phòng khách với nhiều ánh sáng, TV LCD hay tốt hơn là TV LED sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc. Tuy vậy, ánh sáng cao sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh do đó người dùng nên lắp thêm rèm cửa hay chắn sáng.

Theo lộ trình Số hóa Truyền hình của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 1/4/2014, các TV 32 inch và lớn hơn phải hỗ trợ thu truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2/MPEG4. Nếu người dùng chọn các model TV cũ, chưa tích hợp bộ giải mã thì không phải lo lắng về vấn đề này bởi các dịch vụ truyền hình trả phí đều trang bị set-top box hoặc có thể mua đầu thu gắn ngoài.

Dịch vụ truyền hình quảng bá analog hay cáp analog tại Việt Nam chủ yếu dừng lại ở phát nội dung chuẩn SD. Người dùng nên sử dụng các dịch vụ với gói kênh HD để có nguồn phát chất lượng cao. Sẽ thật lãng phí khi chọn mua một chiếc TV tốt để xem nội dung chưa đạt chuẩn.

 Theo VnE

  

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=522
Quay lên trên