Mẹo bảo mật cho Google, Facebook và các dịch vụ trực tuyến

Cập nhật: 28-10-2013 | 00:00:00

Những thông tin gần đây về các hoạt động bí mật của chính phủ Mỹ, sự tăng cường các cuộc xâm phạm thông tin cá nhân và việc ảnh đại diện của bạn xuất hiện trên Google Ads đã làm dấy lên một vấn đề: Thông tin cá nhân trực tuyến của bạn chỉ được bảo vệ tối đa khi bạn có thể để mắt đến chúng. Nhưng khi những dữ liệu này nằm trên máy chủ ở một nơi xa xôi nào đó, chúng không còn hoàn toàn thuộc về bạn nữa.

Đã có rất nhiều thông tin về cuộc sống hàng ngày của chúng ta được đưa lên mạng, chủ yếu để mang lại sự tiện lợi: Gmail và Outlook.com thì lưu trữ thư điện tử, Dropbox và SkyDrive giúp kho dữ liệu của bạn có thể được sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Windows 8 giúp bạn tìm kiếm thông tin với công cụ Bing mặc định, Google Now thậm chí còn đưa ra những thông tin mà bạn cần trước khi bạn nhận ra mình cần chúng.

Nhưng sự tiện lợi luôn song hành với việc mất khả năng kiểm soát, và chính điều này đã gây ra những vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân.

Bài viết này có thể chỉ ra một vài biện pháp đơn giản để giúp bạn hạn chế tối đa lượng thông tin cá nhân trực tuyến của mình. Nhưng trước khi bắt đầu, hãy nhớ rằng những thủ thuật này đều là những thủ thuật quen thuộc với bạn. Bạn có thể làm theo tất cả các hướng dẫn trong bài viết này, thắt chặt an ninh với chỉ một vài mẹo dưới đây hoặc tự mình đi sâu hơn vào lĩnh vực bảo mật.

Ngăn chặn Google

Mẹo bảo mật cho Google, Facebook và các dịch vụ trực tuyến

Khi nói đến việc giảm thiểu lượng thông tin cá nhân trực tuyến, chúng ta phải bắt đầu với Google. Hãy tưởng tượng những gì của bạn mà công ty này đang sở hữu: Lịch sử tìm kiếm, các trang web bạn từng vào, danh bạ bạn đồng bộ lên Gmail, các ứng dụng từng được tải từ Google Play, dữ liệu vị trí từ Android, Chrome và Maps, kho tài liệu Google Drive… nghe có vẻ nhiều hơn bạn tưởng đúng không?

Về phía mình, Google đã kiểm soát các dữ liệu trên rất cẩn thận, và từng nhận được những đánh giá tốt trong bản khảo sát "Who has your back" của EFF (Electronic Frontier Foundation – Hội bảo vệ quyền lợi của người dùng máy tính). Nhưng Google cũng có quyền được truy cập sâu vào các dữ liệu của bạn, một điều đáng để nghĩ tới trong bối cảnh Google vừa công bố kế hoạch sử dụng tên và ảnh thật của bạn cho hoạt động quảng cáo trực tuyến (đó là chưa kể tới chiến dịch "Scroogle" của Microsoft).

Ngừng sử dụng Google có vẻ không phải là sự lựa chọn khả thi với hầu hết mọi người, điều này đã tạo cho Google thế độc quyền. Thậm chí, nếu chuyển sang dùng dịch vụ của Microsoft thì kho dữ liệu của bạn vẫn nằm trên máy chủ. Vậy ta có thể làm gì nếu muốn giảm lượng dữ liệu chia sẻ trực tuyến?

Mẹo bảo mật cho Google, Facebook và các dịch vụ trực tuyến

Đầu tiên, hãy cố gắng ngăn Google thu thập và chia sẻ dữ liệu của bạn. Sử dụng chế độ bảo mật của trình duyệt sẽ giúp bạn xóa bỏ những cookie theo dõi, bao gồm cả của Google, khi bạn tắt trình duyệt. Bạn cũng có thể yêu cầu Google ngừng dò tìm thông tin trong phần lịch sử duyệt web bằng cách chỉnh lại phần setting cá nhân của Google.

Một giải pháp khác là thay thế những dịch vụ của Google mà bạn có thể thay thế được bằng những dịch vụ có tính bảo mật cao hơn. Liệu bạn có đang sử dụng Google Docs nhưng không thực sự cần tới khả năng lưu trữ trực tuyến của nó? Hãy thử dùng phần mềm mã nguồn mở Libre Office. Nếu bạn chỉ cần những tính năng chỉnh sửa ảnh căn bản, hãy thay thế Picasa bằng Paint.net.

Và Facebook

Mẹo bảo mật cho Google, Facebook và các dịch vụ trực tuyến

Google có thể có tầm với rộng, nhưng khi nói đến việc hệ thống hóa các mối quan hệ xã hội của bạn, không có công ty nào sánh được với Facebook. Và cũng giống như Google, Facebook về cơ bản là không thể bị loại bỏ khỏi cuộc sống của chúng ta. Bạn cần nó để đăng ký những dịch vụ ưa thích, chơi game, chat, và giữ liên lạc với bạn bè.

Tinh chỉnh mục setting cá nhân trong hồ sơ Facebook của bạn có thể giúp ngăn ngừa những ánh mắt tò mò của những người dùng khác – nhưng sự xâm phạm có thể đến từ chính Facebook. Vậy làm thế nào để bảo vệ thông tin cá nhân của bạn mà không phải từ bỏ mạng xã hội này?

Rất dễ: Hãy ngừng việc ấn like liên tục và xem xét việc bỏ thích những trang không cần thiết. Đừng cho thêm thông tin vào hồ sơ của bạn như sự kiện trong đời, nơi bạn từng ở...

Cuối cùng, hãy quyết định xem bạn có muốn tiếp tục chia sẻ kho ảnh trực tuyến của mình hay không. Hãy nghĩ xem liệu có ai thực sự chiêm ngưỡng chúng, hay họ chỉ trợ giúp cho thuật toán nhận diện khuôn mặt của Facebook?

Facebook cũng có thể lần theo bạn khi chuyển từ trang web này sang trang web khác bằng cách chèn nút like vào những trang này. Hãy chắc rằng bạn đã đăng xuất khỏi Facebook để tránh những điều như thế này xảy ra, hoặc sử dụng chế độ bảo mật của trình duyệt web.

Cuối cùng, bạn cũng có thể xóa tài khoản Facebook của mình nếu bạn có thể (và muốn) thoát khỏi các mối quan hệ ảo trên mạng.

Kho lưu trữ "đám mây" 

Mẹo bảo mật cho Google, Facebook và các dịch vụ trực tuyến

Nếu bạn đã từng truy cập vào kho lưu trữ "đám mây" của mình, có lẽ bạn sẽ không muốn từ bỏ tiện ích này. Tuy nhiên, bạn có thể nắm quyền kiểm soát kho dữ liệu trực tuyến đó bằng cách mã hóa chúng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các cuộc xâm nhập (như những gì đã xảy ra với Dropbox và Apple).

Hãy nhớ rằng khi những dịch vụ (như Dropbox) mã hóa dữ liệu của bạn trên máy chủ của họ, đồng thời họ cũng nắm giữ chìa khóa giải mã trong hầu hết các trường hợp. Điều đó có nghĩa là bạn không thể kiểm soát được khi nào và ai có thể bẻ khóa những dữ liệu đã được mã hóa đó (nhưng điều này cũng góp phần làm cho việc sử dụng những dịch vụ này trở nên dễ dàng hơn – chỉ cần điền thông tin đăng nhập của bạn vào và nhấn Enter!).

Trong khi đó những nhà cung cấp kho lưu trữ "đám mây" như SpiderOak hay Wuala không bao giờ có thể chạm tới những chiếc chìa khóa giải mã đó, nghĩa là chỉ có bạn mới có thể giải mã dữ liệu của mình. (Đừng có bao giờ quên mật khẩu đấy nhé!) Ngoài ra, bạn có thể tự mình mã hóa dữ liệu trên SkyDrive, Google Drive, Dropbox, Sugarsync, hay bất kỳ dịch vụ lưu trữ trực tuyến nào khác bằng cách sử dụng các công cụ như TrueCrypt hayBoxCryptor.

Hoặc là, nếu bạn muốn vào bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu cũng có thể truy cập vào kho dữ liệu của mình nhưng lại không tin tưởng trao chúng cho bất kỳ ai, hãy sử dụng một ổ đĩa lưu trữ kết nối mạng như My Cloud của Western Digital để tự tạo ra một kho lưu trữ đám mây của riêng mình.

Mẹo bảo mật cho Google, Facebook và các dịch vụ trực tuyến

Các dịch vụ khác

Chúng ta vừa bàn về những tài khoản trực tuyến mà bạn hay sử dụng, nhưng còn những tài khoản khác mà bạn đã liên kết với mạng xã hội của mình thì sao? Hãy vào phần setting của Facebook, Twitter hay Google+ để xem danh sách các ứng dụng và dịch vụ có liên kết với tài khoản của bạn. Và nếu có ứng dụng hay dịch vụ nào mà bạn đã lâu chưa sử dụng, đơn giản là hãy loại bỏ quyền truy cập của chúng.

Nhân tiện nói về ứng dụng và dịch vụ, có một cách đơn giản để bảo vệ kho dữ liệu của bạn: Thường xuyên xóa những tài khoản mà bạn không còn sử dụng nữa.

Bề nổi của tảng băng

Giờ thì ít ra một phần dữ liệu của bạn đã nằm trong tầm kiểm soát, và bạn có thể dành sự quan tâm đến những thứ khác. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ chạm đến bề mặt của việc hạn chế những ai có thể truy dấu trình duyệt của bạn khi đang online.

Nếu muốn an toàn hơn, hãy thử dùng add on DoNotTrackMe của Abine một tuần và xem xem liệu có bao nhiêu cookie đã được chặn. Bạn cũng có thể sử dụng những hòm thư điện tử độc lập sử dụng giao thức POP3 để lưu trữ thư điện tử và loại bỏ các tin nhắn đến từ các nhà cung cấp máy chủ.

Ngày nay, việc cách ly hoàn toàn với Internet là một điều không thể, nhưng chỉ cần dành một chút thời gian để xem lại kho dữ liệu cá nhân có thể giúp ích rất nhiều cho an ninh và sự riêng tư của bạn. Và hãy nhớ rằng, việc tìm hiểu sâu đến đâu về bảo mật là hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.

Theo Quantrimang

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=655
Quay lên trên