Một số thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng của cả nước trong 70 năm qua

Cập nhật: 10-07-2017 | 08:58:39

Xây dựng và thực hiện thống nhất trong cả nước một hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.

  (Tiếp theo số báo ra ngày 8-7-2017)

 - Kể từ Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 16- 2-1947 đặt “chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ” đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật vềưu đãi người có công với cách mạng đã được nghiên cứu xây dựng, ban hành tương đối toàn diện, đầy đủ và kịp thời, bảo đảm chất lượng để từng bước cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, làcơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện đồng bộcác chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân; cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra.

- Các cấp, các ngành đã quan tâm, giải quyết nhiều vấn đề bất hợp lýdo lịch sử để lại cũng như vấn đề mới nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế và những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, như: Vấn đề xác nhận liệt sĩ, thương binh; chính sách ưu đãi đối với thanh niên xung phong, những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, chế độ trợ cấp đối với một số đối tượng người có công với cách mạng.

- Việc xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công đạt được kết quả tích cực. Đến nay, toàn quốc đã xác nhận cho khoảng 9 triệu người có công, trong đó:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945: gần 9.000 người.

+ Người hoạt động cách mạng từngày 1-1-1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19-8-1945: 16.500 người.

+ Liệt sĩ: gần 1.2 triệu người; thân nhân liệt sĩ gần 500.000 người.

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng: trên 117.000 người.

+ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động: gần 1.300 người.

+ Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh: gần 600.000 người; thương binh loại B: trên 40.000 người.

+ Bệnh binh: gần 185.000 người.

+ Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bịnhiễm chất độc hóa học: gần 312.000 người.

+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: gần 111.000 người.

+ Người có công giúp đỡ cách mạng: 1.897.000 người.

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệTổ quốc vàlàm nghĩa vụ quốc tế: gần 4,1 triệu người.

- Hiện cả nước có trên 1,4 triệu người có công vàthân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; qua rà soát, cơ bản người có công đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Theo kết quả rà soát năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong số2.070.842 đối tượng được rà soát có1.982.769 trường hợp (chiếm 95,75%) đã hưởng đủ chế độ; chỉ có 86.201 trường hợp, chiếm 4,16% kê khai làhưởng chưa đầy đủ; 1.872 trường hợp, chiếm 0,09% hưởng sai chính sách. (Còn tiếp)

(Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2017)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên