Nghề nghiệp liên quan đến bệnh về cột sống

Cập nhật: 13-06-2016 | 16:34:12

Có những nghề nghiệp thường gây nên bệnh về cột sống như: Tài xế, giáo viên, nhân viên văn phòng, bác sĩ, công nhân...

Theo Viện An toàn Lao động và Sức khỏe quốc gia Mỹ (NIOSH), đau lưng chiếm 20% các thương tật liên quan đến lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng lên khả năng làm việc của con người. 

Có 3 nguyên nhân chính gây đau lưng trong công việc bao gm: Sử dụng quá nhiều lực ở lưng để nâng hay di chuyển các vật nặng, thiếu vận động, lặp đi lặp lại các chuyển động (đặc biệt là vặn, xoay cột sống). Nhiều ngành nghề đòi hỏi mức độ lao động nặng như lái xe, nhân viên văn phòng, công nhân xây dựng, công nhân nhà máy… rất dễ bị bệnh về cột sống. Các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare liệt kê danh sách 7 nghề nghiệp thường xuyên gặp phải các bệnh về xương khớp như:

Lái xe

Dù đường dài hay ngắn, các tài xế luôn phải ngồi trên ghế trong một thời gian dài, gây áp lực lớn cho lưng. Không những thế, các bác tài thường không có nhiều thời gian và không gian đi lại vận động để giãn xương khớp. Theo báo cáo của Trung tâm sức khỏe Allied, tài xế là nghề có t lệ mắc bệnh đau lưng rất cao. Khi cơ thể thiếu vận động, đặc biệt là thời gian ngủ nghỉ không hợp lý (điều thường thấy ở các tài xế lái xe đêm) sẽ gây ra mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh cột sống.

Nhân viên văn phòng

Ngồi tại bàn làm việc trong thời gian dài có thể dẫn đến chứng đau lưng dưới hoặc các vấn đề về cổ, vai, gáy. Dân công sở ngồi lâu trong văn phòng thường có mức độ vận động thấp, thời gian biểu và sự sắp đặt bàn ghế không đúng cách là nguyên nhân ảnh hưởng đến cột sống. Trong đó tư thế ngồi là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn đau gia tăng theo thời gian. Đặc biệt khi bạn ngồi một tư thế quá lâu, cúi quá gần màn hình máy tính hay gồng cứng người khi bị căng thẳng, không biết cách sắp xếp bàn ghế và sử dụng màn hình máy tính đúng cách cũng dẫn đến đau lưng.

Giới văn phòng dễ bị đau lưng do ngồi tại bàn làm việc trong thời gian dài. Ảnh minh họa:News.

Nhân viên công xưởng

Người làm nghề này thường dễ gặp phải các vấn đề về lưng vì hai lý do: Lặp lại các chuyển động quá nhiều và đứng (hoặc ngổi) trong một thời gian dài. Nhất là khi phải chịu trách nhiệm điều hành các dây chuyền lắp ráp, họ thường khó có không gian để nghỉ ngơi hoặc thư giãn các cơ lúc cần thiết.

Giáo viên mầm non và tiểu học

Dạy dỗ trẻ em không phải là công việc nhẹ nhàng. Các thầy cô giáo mầm non và tiểu học gặp nhiều vấn đề về lưng khi phải đứng trong thời gian dài. Hơn nữa, họ thường phải thường xuyên đi giày cho các em, dọn đồ chơi và sách vở dưới sàn nhà ở tư thế cúi gập lưng hoặc nâng đồ vật quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về cột sống. Bác sĩ Paul D’Alfonso, Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare khuyên cho các thầy cô nên tránh đứng lâu, hãy tranh thủ ngồi mỗi khi có thể. Đồng thời cố gắng hướng dẫn tr buộc dây giày hay tự dọn đồ chơi sau khi sử dụng. Điều này không những giúp cac em hình thành thói quen tốt mà còn giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe cho giáo viên.

Chăm sóc sức khỏe

Hầu hết các ngành nghề chăm sóc sức khỏe đều mang đến nhiều căng thắng vì nhân viên phải làm việc trong thời gian dài ở tư thế đứng nhiều. Một số nghề đặc biệt khó khăn như y tá trong các viện dưỡng lão, chăm sóc y tế tại nhà hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu không những phải đứng trong thời gian dài, mà còn đòi hỏi phải cúi người, nâng đồ vật hoặc di chuyển bệnh nhân trong những tư thế bất tiện. Điều này ảnh hưởng xấu đến lưng và gây ra các vấn đề về khớp. 

Công nhân xây dựng

Không có gì ngạc nhiên khi  Hiệp hội Thần kinh cột sống Mỹ xếp nghề xây dựng vào top 10 công việc gây ra các bệnh về lưng phổ biến nhất. Các công nhân phụ trách khâu lắp đặt thạch cao hoặc lợp mái nhà thường có nguy cơ thương tật về cột sống cao hơn cả. Họ phải nâng vật nặng cả ngày, việc này lặp đi lặp lại dẫn đến các cơn đau cho lưng và khớp gối.

Nhiều người trẻ tuổi đã bị các vấn đề về cột sống phải đến bệnh viện điều trị. Ảnh:Maplehealthcare

Các tiểu thương tạp hóa và chợ

Hầu hết hoạt động kinh doanh bán lẻ đều không tốt cho người mắc các bệnh về cột sống. Các tiểu thương thường phải dành hàng giờ để đứng hoặc ngồi bán hàng. Đặc biệt đối với các sạp ở chợ và tiệm tạp hóa nhỏ, người bán phải dành cả ngày để quay đi quay lại, rướn người, với tay để lấy các hàng hóa trên kệ hay bưng bê hàng. Không gian các sạp buôn bán thường nhỏ, vì vậy, nhiều người phải ngồi xổm mà không thường xuyên đứng lên vận động. Những chuyển động lặp lại và việc đứng hoặc ngồi quá lâu như thế sẽ làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Bác sĩ Paul khuyến cáo mọi người cần tập cho mình ý thức bảo vệ sức khỏe cột sống và phòng ngừa bệnh đau lưng trong lao động hàng ngày. "Nếu bạn đang phải ngồi hoặc đứng làm việc quá lâu, cần vận động và luyện tập ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần từ 30 đến 40 phút để cơ thể có được chuyển động đúng cách. Thể dục hàng ngày mà chỉ đi bộ thôi thì chưa đủ, mọi người cần tập luyện với cường độ cao hơn", bác sĩ nói.

Trong trường hợp đau lưng nghiêm trọng, chấn thương xương khớp hoặc thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng hơn sẽ rất khó chữa khỏi. Các bệnh này đều có thể trị khỏi bằng phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống giúp làm lành tổn thương, phục hồi chức năng tự nhiên của cột sống, nhờ đó giảm hẳn cảm giác đau.

Theo VnExpress

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên