Người dân được hưởng lợi từ các chính sách giảm nghèo

Cập nhật: 21-11-2019 | 07:50:27

Bình Dương là một trong những địa phương điển hình của cả nước về thực hiện công tác giảm nghèo. Xác định giảm nghèo là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã ban hành chương trình hành động và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn với nhiều chính sách, giải pháp được triển khai thực hiện có hiệu quả. Cụ thể qua 3 năm gần đây, toàn tỉnh giảm 1.850 hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm được khoảng 0,25% trên tổng số hộ nhân dân toàn tỉnh. Bình Dương cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương, cơ bản không có hộ tái nghèo.

Để được kết quả đó, trước hết phải kể đến những thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong suốt thời gian qua, kinh tế phát triển là tiền đề, điều kiện thuận lợi để địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, trong đó có việc chăm lo cho người nghèo. Cùng với đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh qua các thời kỳ đối với công tác giảm nghèo với quan điểm “gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh, giải quyết các vấn đề xã hội” và việc triển khai thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, linh hoạt của các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh. Ngoài các chính sách theo quy định của Trung ương, Bình Dương đã xây dựng chuẩn nghèo và một số chính sách riêng phù hợp với điều kiện, đặc thù của tỉnh. Cụ thể như cho vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ về bảo hiểm y tế, miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác, dạy nghề, giải quyết việc làm, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm xây dựng, tặng nhà đại đoàn kết, tặng quà, khám, chữa bệnh miễn phí, nhân rộng mô hình sinh kế cho hộ nghèo...

Ngoài việc tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ hiện hành, Bình Dương mở rộng việc thực hiện các chính sách gắn với giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo; đổi mới nhận thức, cách làm, vận dụng linh hoạt các chính sách trong công tác giảm nghèo; gắn công tác giảm nghèo với thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững; tập trung vào các giải pháp phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập cho người nghèo. Đồng thời phải làm chuyển biến nhận thức của các hộ nghèo, khắc phục tư tưởng trông chờ vào các chính sách xã hội, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, khơi gợi ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục phát huy hiệu quả việc đa dạng hóa các nguồn lực xã hội cho công tác giảm nghèo nhằm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 0,2 - 0,3% /năm, đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 1%.

Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về công tác giảm nghèo; vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Đặc biệt, cần vận động, tuyên truyền hộ nghèo, người nghèo nâng cao nhận thức, tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo gắn với việc thay đổi dần cơ chế, phương thức hỗ trợ để khơi gợi ý sự chủ động phấn đấu, nâng cao trách nhiệm của người nghèo đối với nguồn lực được hỗ trợ; khơi gợi ý thức tự lực tìm việc làm, vay vốn sản xuất, kinh doanh để vươn lên thoát nghèo bền vững.

HỒ VĂN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên