Người lao động đặt câu hỏi - cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời

Cập nhật: 05-01-2017 | 23:19:17

- Công ty liên tục gặp phải trường hợp người lao động (NLĐ) thôi việc rồi trở lại công ty làm giấy xác nhận hoặc giấy tạm hoãn hợp đồng lao động vì trước khi nghỉ việc có 1 tháng không tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) do ốm đau (nghỉ không hưởng lương). Theo Luật BHXH, khi NLĐ nghỉ ốm đau trên 14 ngày trong 1 tháng thì NLĐ và công ty không phải tham gia BHXH. Vậy tại sao khi NLĐ thôi việc thì Trung tâm Dịch vviệc làm lại hướng dẫn NLĐ trở lại công ty làm giấy xác nhận hoặc giấy tạm hoãn hợp đồng lao động? Với trường hợp NLĐ ở xa phải quay lại công ty như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian đăng ký thất nghiệp cũng như gây khó khăn trong vấn đề đi lại.

- Bà Lê Minh Lý, Phó Giám đốc điều hành BHXH Bình Dương: Căn cứ Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP: “NLĐ đang đóng BHTN là NLĐ có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và được tổ chức BHXH xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

a) NLĐ có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc m đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vịmà hưởng trợcấp BHXH.

b) NLĐ có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lm việc đã giao kết theo quy đnh của pháp luật không hưởng lương tại đơn v. Vì vậy, trường hợp nêu trên Trung tâm Dịch vụ việc lm đề nghcông ty xác nhận để hoàn thiện thủ tc hồ sơ hưởng trợcấp thất nghiệp.

- Mẹ tôi làm giáo viên và đóng BHXH được 21 năm, năm nay mẹ tôi 51 tuổi. Dự đnh về hưu sớm vào năm 52 tuổi. Vậy nếu về hưu sớm thì phần trăm (%) lương hưu mẹ tôi được hưởng bao nhiêu? Hệ số lương hiện tại của mẹ tôi là: 4.06 đã vượt khung, bằng cấp: trung cấp.

- Bà Lê Minh Lý, Phó Giám đốc điều hành BHXH Bình Dương: Mẹ bạn là giáo viên có thời gian đóng BHXH 21 năm, dự đnh về hưu vào năm 52 tuổi (2017). Như vậy, khi về hưu mẹ bạn sẽ có thời gian đóng BHXH là 22 năm.

Tỷ lệ lương hưu quy đnh tại Điều 56 Luật BHXH số58/2014/QH13 được tính như sau: 15 năm đầu = 45%, năm thứ 16 trở đi mỗi năm tính thêm 3% đi với nữ, như vậy mẹ bạn sẽ có tỷ lệ hưởng lương hưu là 66%. Về lương hưu, theo như thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn bắt đầu tham gia đóng BHXH trước 1-1- 1995. Như vậy, lương hưu sẽ tính bình quân 5 năm cuối (60 tháng), BHXH không thể tính cthể lương hưu của mẹ bạn bao nhiêu vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ như hệ s4.06 bao nhiêu năm, từ năm nào đến năm nào? Vượt khung mấy % và từ năm nào đến năm nào? Vì cách tính lương hưu như sau:

+ Lương chính: Hệ slương x lương cơ sở x stháng (24) = a

Hệ slương x lương cơ sở x stháng (24) = b

Hệ slương x lương cơ sở x stháng (12) = c

+ Tiền lương vượt khung:

Tỷ lệ vượt khung x (hệ slương x lương cơ sở) x sốtháng = d

Tỷ lệ vượt khung x (hệ slương x lương cơ sở) x sốtháng = e

Lương bình quân: a + b + c + d + e = M/60

Lương hưu: M/60 x 66

T.VY (thực hiện)

Chia sẻ bài viết
Tags
BHXH

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên