Nhân lên những giá trị tốt đẹp

Cập nhật: 19-12-2019 | 08:19:46

Truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớkẻ trồng cây”, “Đền ơn đáp nghĩa” là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Truyền thống ấy qua từng thời kỳ, đã trở thành đạo lý, đạo đức trong đời sống chính trị, kinh tế - xãhội và lan tỏa một cách bình dị trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân.

Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc thiêng liêng, Chủ tịch HồChí Minh đãđể lại những lời đầy sâu sắc và tâm huyết cho toàn Đảng, toàn quân vàtoàn dân ta: “…Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủvàđồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ cónơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người đểhọ cóthểdần dần “tự lực, cánh sinh”.

 Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ), mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”…

Thực hiện lời dạy của Người, tiếp nối truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, những năm qua Đảng, Nhà nước ta đãcónhiều chủ trương, chính sách lớn vềcông tác “Đền ơn đáp nghĩa”; hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc người có công ngày càng được hoàn thiện. Đời sống của các gia đình chính sách, người cócông ngày càng được cải thiện, nâng cao, góp phần xoa dịu phần nào những nỗi đau, vết thương của chiến tranh. Đơn cử như tại Bình Dương, diện người có công được mở rộng, chế độ chăm sóc, ưu đãi được nâng lên. Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công đã thật sự trở thành một phong trào rộng khắp tại các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh với nhiều hình thức, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hết sức phong phú, sáng tạo, tạo nên nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội trên vùng đất Bình Dương hội tụ, nghĩa tình.

Khi đất nước càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, điều kiện đểchăm lo cho các gia đình chính sách, người cócông sẽ ngày càng tốt hơn. Và, cũng như cảnước, tại Bình Dương, công tác “Đền ơn đáp nghĩa” đãtrởthành việc làm thường xuyên, liên tục. Qua đó, làm sáng mãi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Phong trào chăm sóc, tri ân người có công đã trở thành tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội, góp phần khơi dậy truyền thống cách mạng, lòng yêu nước vànhân lên những giátrịtốt đẹp trong cuộc sống cộng đồng.

ĐÀM THANH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên