Chia sẻ bài viết lên facebook

Những mốc son lịch sử của Đảng qua các kỳ đại hội - Bài 18

Cập nhật: 28-03-2015 | 09:11:01

Bài 18: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng

Tiếp tục thực hiện điều chỉnh hệ thống giá một cách kịp thời và vững chắc nhằm phát huy tác dụng của giá cả đối với việc thúc đẩy sản xuất, sắp xếp lại kinh tế và ổn định đời sống nhân dân. Tiếp tục cải tiến tiền lương. Khẩn trương nghiên cứu phương án và tích cực tạo điều kiện để cải cách chế độ tiền lương, gắn liền một cách đồng bộ với cải cách giá và cải tiến các khâu khác của mặt trận phân phối lưu thông, dựa trên cơ sở sản xuất có bước phát triển tốt.

Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn; Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh; Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đón đồng chí Chủ tịch Cuba Phiđen Caxtơrô tại sân bay Gia Lâm, trưa 12-9-1973 (ảnh tư liệu)

Cải tiến mạnh mẽ hệ thống thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, tiến lên làm chủ vững chắc thị trường, nắm đại bộ phận bán buôn, chi phối bán lẻ, phát triển kinh doanh ăn uống, dịch vụ. Cải tiến cung ứng vật tư, bảo đảm cung ứng đồng bộ, kịp thời cho sản xuất, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng và bảo đảm cho vật tư được sử dụng tiết kiệm, với hiệu quả cao. Tăng cường cải tạo và quản lý thị trường, ngăn chặn và trừng trị các hoạt động đầu cơ, nâng giá, buôn lậu, trốn thuế và mọi hoạt động gây rối thị trường.

10. Xác lập chế độ quản lý và kế hoạch hóa đúng đắn, đổi mới chế độ quản lý và kế hoạch hóa hiện hành. Xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp, khắc phục bằng được tình trạng trì trệ, bảo thủ, vô trách nhiệm, vô kỷ luật, phát huy động lực làm chủ tập thể, nâng cao tính năng động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật.

Về phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế và xã hội trong 5 năm (1981-1985) và những năm 80

Báo cáo chính trị nêu lên những mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội trong những năm 80 như sau:

1. Đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất, dần dần ổn định, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, trước hết giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu về mặc, về học hành, chữa bệnh, về ở, đi lại, về chăm sóc trẻ em và các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu khác.

2. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời tăng thêm trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác và chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của công nghiệp nặng trong chặng đường tiếp theo.

3. Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh miền Nam, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong cả nước.

4. Đáp ứng các nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng và giữ vững an ninh, trật tự.

Trong khi thực hiện đường lối và các chính sách ấy, cần đặc biệt chú ý một số điểm rất quan trọng sau đây:

- Trước hết, phải luôn luôn nắm vững nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong 5 năm (1981-1985) và những năm 80 là: Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý.

- Phải đẩy mạnh mặt trận nông nghiệp toàn diện, cùng với lâm nghiệp và ngư nghiệp, nhất là đẩy mạnh sản xuất lương thực và thực phẩm.

- Phải tiếp tục xây dựng kinh tế Trung ương thành xương sống của nền kinh tế quốc dân, nắm vững những vị trí then chốt, đồng thời hết sức chú ý phát triển kinh tế địa phương, phát huy tác dụng quan trọng của kinh tế địa phương đối với sản xuất nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng. Tích cực tổ chức các ngành kinh tế - kỹ thuật thành trụ cột của nền kinh tế, đồng thời ra sức xây dựng kinh tế nông - công nghiệp huyện và xây dựng kinh tế trên địa bàn tỉnh theo hướng từng bước tạo ra cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp tỉnh.

- Phải phát triển những quan hệ phân công và hợp tác trong cả nước cũng như trên từng địa bàn, gắn bó chặt chẽ kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương thành một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, thanh toán những sự chồng chéo, vướng mắc hiện nay.

- Xác định rõ cơ cấu kinh tế Trung ương và cơ cấu kinh tế từng địa phương, thực hiện phân cấp quản lý giữa các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương là vấn đề cần phải khẩn trương giải quyết.

Điều có ý nghĩa cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt là phải khẩn trương làm tốt việc sắp xếp lại kinh tế theo những phương hướng sau đây:

- Phải chỉnh đốn và cải tiến cơ cấu sản xuất, xây dựng, lao động, phân phối, lưu thông và tiêu dùng, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cấp bách, hợp với khả năng thực tế trong những năm trước mắt, nhất là khả năng về năng lượng, nguyên liệu, giao thông vận tải, đồng thời hợp với hướng tiến lên lâu dài, làm cho nền kinh tế phát triển ổn định, đúng hướng và đạt hiệu quả ngày càng cao.

- Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, phải ưu tiên dành các điều kiện vật chất cho việc đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm phục vụ đời sống, xuất khẩu và củng cố quốc phòng.

- Bố trí lại xây dựng cơ bản, phải soát xét cơ cấu đầu tư, quy mô và tiến độ xây dựng cơ bản, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn đều, không đồng bộ và kém hiệu quả kinh tế. Kiên quyết không đầu tư xây dựng thêm các công trình mới nếu công suất của các cơ sở cùng loại chưa được dùng hết. Kiên quyết đình hoặc hoãn khởi công những công trình không có điều kiện xây dựng, không đủ năng lượng và nguyên liệu để đi vào hoạt động. Theo hướng đó, phải điều chỉnh lại lực lượng lao động và thiết bị thi công.

- Bố trí lại lao động, phải mở rộng phân công và phân bố lại lao động trong từng cơ sở, từng địa phương, từng ngành và trên địa bàn cả nước, giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, nhằm tận dụng mọi khả năng đất đai, rừng, biển và các cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có. Kiên quyết giảm biên chế hành chính. Rất coi trọng giảm tỷ lệ tăng dân số. Xác định lại quy mô và phương hướng đào tạo cán bộ và công nhân hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế trong những năm trước mắt và các năm tiếp theo; bố trí và sử dụng hợp lý lực lượng cán bộ và công nhân đã được đào tạo.

- Sắp xếp lại phân phối, lưu thông, phải thiết lập trật tự xã hội chủ nghĩa trên mặt trận rất phức tạp này, khẩn trương tổ chức và mở rộng thị trường xã hội chủ nghĩa, hạn chế và quản lý chặt thị trường không có tổ chức, kiên quyết áp dụng nguyên tắc phân phối theo lao động và thực hiện hạch toán kinh tế, điều tiết cho công bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư, phát huy tác dụng đòn xeo và cầu nối của phân phối, lưu thông đối với nông nghiệp và công nghiệp, thành thị và nông thôn, để thúc đẩy sản xuất và phục vụ tiêu dùng.

- Sắp xếp lại tiêu dùng xã hội, phải hết sức tiết kiệm về đầu tư và sản xuất, về sự nghiệp văn hóa và xã hội, về chi phí quốc phòng và hành chính, thể hiện chủ trương tiết kiệm thành những chỉ tiêu cụ thể hàng năm phải phấn đấu đạt cho bằng được. Toàn xã hội cũng như từng ngành, từng địa phương, từng cơ sở và từng cá nhân đều phải triệt để thực hiện nguyên tắc “chỉ tiêu dùng trong giới hạn mà sản xuất cho phép”, sống bằng kết quả lao động của mình và phấn đấu tăng tích lũy.

Ngoài ra, bản Báo cáo chính trị còn trình bày nhiều vấn đề quan trọng khác, như: Về những nhiệm vụ văn hóa, xã hội; về tăng cường Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát động phong trào cách mạng của quần chúng; về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; về nhìn lại tình hình kinh tế - xã hội những năm 1976-1980 và hiện nay; về đổi mới quản lý kinh tế, phát động phong trào quần chúng tạo ra chuyển biến cách mạng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 152 đồng chí, trong đó 116 đồng chí ủy viên chính thức và 36 đồng chí ủy viên dự khuyết. Ủy viên chính thức Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí và 2 đồng chí ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. (Còn tiếp)

 “Đối với công nghiệp tư bản tư doanh, phải có chính sách và tổ chức tốt, vừa sử dụng vừa cải tạo dưới hình thức công tư hợp doanh hoặc các hình thức khác. Triệt để xóa bỏ thành phần tư bản trong thương nghiệp. Đối với tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ, tùy theo đặc điểm của từng ngành, nghề mà tổ chức các hình thức làm ăn tập thể hay để kinh doanh cá thể. Chuyển dần những người buôn bán nhỏ không cần thiết trong lưu thông sang sản xuất và các hoạt động dịch vụ khác. Như vậy, trong một thời gian nhất định, ở miền Bắc có 3 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể và cá thể), ở miền Nam còn 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể, và tư bản tư nhân).”

(Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V)

 

(Theo “Đảng và Hồ Chí Minh - cuộc song hành lịch sử”,

NXB Lao Động năm 2013)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên