Phát triển nhà ở: Tạo đà cho kinh tế - xã hội phát triển

Cập nhật: 15-12-2014 | 08:35:12

Sự phát triển kinh tế, đô thị, cải thiện thu nhập và gia tăng dân số đã tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về nhà ở cho người dân Bình Dương và đó cũng là thách thức không nhỏ cho chính quyền địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong quá trình phát triển Bình Dương luôn quan tâm giải quyết nhà ở cho người dân, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh.

Đáp ứng nhu cầu người dân

Theo ông Phan Cao Phúc, Trưởng phòng Quản lý nhà, thị trường bất động sản Sở Xây dựng, nhu cầu về nhà ở của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương là rất cao. Tính đến ngày 1-8-2014, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) khoảng 68.000 người; công nhân khoảng 800.000 người; người thu nhập thấp có nhu cầu vềNƠXH tại khu vực đô thị khoảng 100.000 người; người có công với cách mạng trên 1.000 người; người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên 2.000 người; học sinh, sinh viên khoảng 12.000 người. Dự báo, dân số đô thị Bình Dương đến năm 2020 khoảng 2,5 triệu người và đến năm 2030 khoảng 3,5 triệu người.

Phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu chỗ ở của người dân, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.  Trong ảnh: Một góc khu nhà ở xã hội Hòa Lợi, phường Hòa Lợi, TX.Bến Cát. Ảnh: P.LÊ

Trước những nhu cầu về chỗ ở ngày càng cấp thiết của người dân, thời gian qua Bình Dương đã thực hiện nhiều chính sách nhằm cải thiện chỗởvà đáp ứng nhu cầu cho người có thu nhập thấp, sinh viên, người có công với cách mạng, người nghèo, công nhân làm việc trong các khu công nghiệp… Ghi nhận thực tế cho thấy hiện nay ở Bình Dương có nhiều công nhân, lao động ngoài tỉnh đến sinh sống và làm việc tại các khu, cụm công nghiệp khó khăn vềnhà ở, phần lớn phải thuê nhà trọ để ở. Do đó, nhu cầu vềnhà ở cho công nhân là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng mô hình nhà ở công nhân, nhà ở an sinh xã hội, nhà ở sinh viên. Bên cạnh đó, nhiều gia đình đầu tư xây dựng nhà trọvà đóng góp rất lớn trong việc tham gia phát triển nhà ở, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân, lao động ngoài tỉnh, các đối tượng chính sách xã hội…

Bà Trần Thị Sương, chủ nhà trọ ở đường Huỳnh Văn Lũy, phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, cho biết bà xây nhà trọ cho thuê đã được gần 10 năm nay. Dù số lượng người ngoài tỉnh đến Bình Dương mỗi năm đều tăng nhưng nguồn cung vềnhà ở không thiếu và ngày càng bảo đảm về chất lượng. “Những người kinh doanh nhà trọnhư tôi vẫn hoạt động đến hôm nay chính là nhờ tỉnh có những chính sách hỗ trợ cho chúng tôi vay ưu đãi, hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, hoạt động kinh doanh để từng bước nâng cấp, sửa chữa nhà trọ hiện có, đồng thời xây dựng nhà trọ mới bảo đảm chất lượng, tiện nghi. Địa phương còn hướng dẫn chúng tôi thực hiện các quy định của Nhà nước về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ…”, bà Sương chia sẻ.

Nhiều người mua căn hộ NƠXH Hòa Lợi, phường Hòa Lợi, TX.Bến Cát thì cho biết họ rất vui khi được sống trong căn hộ NƠXH này. Căn hộ không chỉ thoáng, kiên cố, đầy đủ tiện ích… mà còn rất phù hợp với mức thu nhập của người lao động hiện nay. Mỗi tháng họ chỉ phải trả 1 triệu đồng trong vòng 10 năm cho diện tích căn hộ 30m2.

Tại kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa VIII vừa diễn ra mới đây, Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020 và định hướng đến 2030 đã được HĐND tỉnh thông qua. Chương trình phát triển nhà ở không chỉ là cơ sở, công cụ trong điều hành và quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, mà còn đáp ứng nhu cầu vềnhà ở cho người dân. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thành Tài, Giám đốc Sở Xây dựng, nhấn mạnh chương trình này sẽ giải quyết nhu cầu vềnhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, cán bộ công chức, viên chức và các đối tượng chính sách xã hội khác. Cùng với chỉnh trang, phát triển đô thị, nông thôn mới, phát triển nhà ở góp phần kích cầu sản xuất, phát triển thị trường bất động sản thông qua các phương hướng, giải pháp huy động mọi nguồn lực vềvốn, đất đai cho phát triển nhà ở, đồng thời kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhà ở.

Tạo đà phát triển KT-XH

Theo Sở Xây dựng, hiện nay tổng diện tích sàn nhà ở của Bình Dương mới đạt trên 41,5 triệu m2; trong đó nhà ở đô thị trên 33,5 triệu m2, khu vực nông thôn khoảng 8 triệu m2. Diện tích nhà ở bình quân của tỉnh là 22,2m2/người, cao hơn so với bình quân cả nước là 18,6m2/ người (thấp hơn Bình Phước là 21,3m2/người, Đồng Nai 22,4m2/người, TP.HCM 27,1m2/ người). Sở dĩ diện tích nhà ở bình quân của Bình Dương thấp hơn so với khu vực là do tỷ lệ dân nhập cư khá lớn. Nếu chỉ tính riêng diện tích nhà ở của người dân có hộ khẩu thường trú tại tỉnh (chưa tính số lượng công nhân, người lao động các tỉnh, thành vào làm việc tại tỉnh khoảng 860.000 người với diện tích nhà ở trung bình 10m2/ người) thì diện tích nhà ở bình quân của Bình Dương sẽ là 32,5m2/người và là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích nhà ở bình quân. Do đó, Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bình Dương là cần thiết hiện nay, không chỉ giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân mà còn tạo đà phát triển KT-XH của tỉnh.

Ông VŨ XUÂN THIỆN, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản Bộ Xây dựng, cho biết trên cơ sở số liệu của các địa phương mà bộ xây dựng chiến lược nhà ở hàng năm và 5 năm, qua đó đưa ra các dự báo chính xác hơn về nhu cầu nhàởcủa các đối tượng. Tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương được đánh giá cao vềnhà ở công nhân bởi mang tính toàn diện, tổng thể và chi tiết.

Theo ông Nguyễn Thành Tài, quy hoạch phát triển ngành có liên quan mật thiết đến phát triển nhà ở. UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là quy hoạch phát triển hệ thống các công trình giao thông huyết mạch kết nối tỉnh Bình Dương với các tỉnh miền Đông Nam bộ và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó, dân sốvà cơ cấu lao động đã có sự phân bố lại trên quy mô rộng lớn với cường độ mạnh có tác động trực tiếp và tương hỗ đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khu vực đô thị và nông thôn nói chung và nhà ở nói riêng trên địa bàn tỉnh, đồng thời phát triển các ngành nghề mà tỉnh có thế mạnh. Việc lập và ban hành Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết và là cơ sở quan trọng để triển khai công tác phát triển nhà ở trên địa bàn, góp phần thực hiện thành công Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của Bình Dương.

UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai quy hoạch các khu nhà ở gắn với xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng hình thành nên các khu đô thị mới, tạo diện mạo mới cho các đô thị theo hướng phát triển Bình Dương thành một thành phố công nghiệp - đô thị - dịch vụ.

Một số dự án khu đô thị mới đã cơ bản hoàn thiện, tạo nên bộ mặt khang trang cho đô thị. Bên cạnh đó, thị trường nhà ở đã có bước phát triển mạnh mẽ, chất lượng nhà ở ngày càng được nâng cao, nhiều dân cư, khu đô thị mới, tuyến phốmới hình thành góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị trong quá trình phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, năm 2015 diện tích nhà ở bình quân của tỉnh là 23,5m2/ người. Trong đó, tại khu vực đô thị diện tích nhà ở bình quân là 24,7m2/người; khu vực nông thôn là 19,6m2/ người. Giai đoạn 2016-2020, diện tích nhà ở bình quân là 30m2/người; trong đó tại khu vực đô thị diện tích nhà ở bình quân là 31,4m2/người, khu vực nông thôn là 24,1m2/người. Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân 33m2/người; trong đó tại khu vực đô thị diện tích nhà ở bình quân là 34,3m2/người, khu vực nông thôn là 25,8m2/người.

 

PHƯƠNG LÊ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên