Phú Giáo: Hiệu quả tích cực từ Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Cập nhật: 16-09-2020 | 07:47:17

 Qua 10 năm triển khai thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án), huyện Phú Giáo đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành, địa phương, trên địa bàn huyện triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Qua đó, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề, gp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn; nâng cao hơn nữa niềm tin của nhân dân vo chtrương, chính sch ca Đảng và Nhà nước.

 Đào tạo nghề may cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Giáo

 Kết quả thực hiện

Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT, trong thời gian qua, các đơn vị, cơ sở đã và đang tham gia dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện gồm: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương; trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ công đoàn Bình Dương; Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa; trường Trung cấp Nông lâm Bình Dương; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phú Giáo...

Là huyện phía bắc của tỉnh còn quỹ đất để phát triển nông nghiệp nên Phú Giáo tập trung đào tạo các ngành nghề như: Trồng chăm sóc và cạo mủ cao su; trồng và tạo dáng cây cảnh; trồng rau mầm; trồng rau hữu cơ; chăn nuôi thú y... bên cạnh đó huyện còn chú trọng đào tạo các ngành phi nông nghiệp như: Lái xe nâng hàng, nấu ăn đãi tiệc, may gia dụng, trang điểm, cắt uốn tóc,... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tại các lớp học nghề, các học viên sau khi học lý thuyết sẽ được thực hành ngay trên mô hình thực tế, giúp họ có điều kiện vận dụng vào sản xuất thực tiễn tại địa phương. Nhờ vậy, sau khi học xong, người lao động có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và gia đình. Trong 10 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT (2010-2020), trên địa bàn huyện Phú Giáo đã tổ chức được 98 lớp nghề cho lao động nông thôn, số lao động được đào tạo là 2.484 người với tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề trên 85%.

Như vậy, việc tổ chức đào tạo nghề LĐNT mang lại hiệu quả thiết thực cho quá trình CNH-HĐH gắn với chương trình xây dựng xã nông thôn mới ở địa phương. Học viên sau khi học nghề đa phần đều có việc làm ổn định, nếu không làm việc tại doanh nghiệp sẽ tự mở nghề tại địa phương. Chị Phạm Thị Thận (khu phố 9, thị trấn Phước Vĩnh) là một điển hình. Gia đình khó khăn, một mình chị Thận phải nuôi 2 con ăn học. Xét thấy hoàn cảnh của chị, địa phương đã tư vấn cho chị tham gia học lớp đào tạo nghề cho LĐNT, nghề may gia dụng. Sau khóa học năm 2018, chị về nhà mở tiệm may để có thêm thu nhập. “Người nông dân như chúng tôi quen bám ruộng đồng, được đi học, về áp dụng vào để mở tiệm, kiếm thêm thu nhập nên ai cũng hào hứng”, chị Thận cho biết.

Cơ chế, chính sách riêng của địa phương

Thực hiện kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2010-2020, hàng năm UBND huyện Phú Giáo chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế phối hợp cùng các ngành, đoàn thể huyện chủ động rà soát nhu cầu học nghề của người dân làm cơ sở tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT kịp thời. Song đó, các ngành và địa phương thường xuyên tuyên truyền, tư vấn về học nghề và việc làm cho LĐNT theo Đề án được duyệt. Các ngành, đoàn thể thông qua các buổi sinh hoạt đã lồng ghép phổ biến các nội dung liên quan đến công tác dạy - học nghề, các chính sách ưu đãi hỗ trợ khác của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho LĐNT…

 “Qua 10 năm thực hiện Đề án, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề đạt so với mục tiêu kế hoạch, chất lượng LĐNT trên địa bàn huyện đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho LĐNT đã góp phần giúp cho nhiều lao động có việc làm, cải thiện cuộc sống”.

(Bà Trần Hồng Dung, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo)

Trên cơ sở danh sách đăng ký học nghề, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án chỉ đạo cơ quan thường trực chủ động phối hợp với các đơn vị có tham gia dạy nghề như: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương; trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ công đoàn Bình Dương và Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa; trường Trung cấp Nông lâm Bình Dương; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Phú Giáo và UBND các xã, thị trấn tổ chức khai giảng các lớp đào tạo nghề theo đúng ngành nghề đã đăng ký của học viên. Để bảo đảm hiệu quả trong lĩnh vực đào tạo nghề cho LĐNT, thường trực BCĐ đã tham mưu đề xuất phương án ghép lớp giữa các địa phương lân cận.

Hàng năm Huyện ủy, HĐND huyện đưa chỉ tiêu đào tạo nghề vào chương trình hành động và nghị quyết để tổ chức thực hiện. Căn cứ vào Chương trình hành động của Huyện ủy, Nghị quyết của HĐND,UBND huyện xây dựng ban hành kế hoạch đào tạo nghề LĐNT, chỉ đạo các ngành liên quan, giao chỉ tiêu cho từng xã, thị trấn để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Công tác đào tạo nghềcho LĐNT trên địa bàn huyện Phú Giáo thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khích lệ đã góp phần nâng cao trình độ tay nghề cho lao động nói chung và LĐNT nói riêng. Qua đó, người lao động được lựa chọn những ngành nghề phù hợp với gia đình và bản thân, phát huy được những điều đã học để áp dụng vào quá trình sản xuất, bảo đảm tạo việc làm và thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

 TƯỜNG VY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên