Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho nữ công nhân

Cập nhật: 02-11-2020 | 09:30:23

Là tỉnh có đông công nhân lao động (CNLĐ), đặc biệt là lao đng nữ (LĐN) chiếm trên 56% tổng số lao đng, thời gian qua, với sự nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, nữ CNLĐ đã được tiếp cận và thụ hưởng ngày càng nhiều các chương trình chăm sóc sức khỏe. Chính những buổi tư vấn, tuyên truyền trực tiếp cho nữ CNLĐ đã góp phần làm cho họ thay đổi hành vi, bảo vệ quyền lợi, sống có trách nhiệm hơn với bản thân.

 Việc khám sức khỏe định kỳ và tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản cho CNLĐ đã được nhiu doanh nghiệp chú ý thực hiện

 Tư vấn sức khỏe sinh sản

Từ sáng sớm, hội trường sinh hoạt của Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam (phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên) đã có rất đông công nhân; nét mặt ai cũng vui tươi. Một số công nhân đến gặp chúng tôi và nói: “Đã quen với việc sản xuất trong nhà máy, tuy nhiên khác với mọi ngày, hôm nay nhiều chị em đã dậy thật sớm có mặt tại công ty để tham dự chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản. Chúng tôi mừng và chờ đợi đoàn tư vấn tới”. Chương trình này do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh tổchức cho hơn 500 nam, nữ CNLĐ trong xưởng sản xuất Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam.

Tại buổi tư vấn, các công nhân đã được thông tin những kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản trước, trong và sau khi mang thai. Hiện nay nữ công nhân đang gặp rất nhiều vấn đề về dinh dưỡng trước, trong và sau khi mang thai. Chị Nguyễn Thị Sáu, công nhân bộ phận chuyền gò, cho biết: “Do phải làm việc tăng ca để có thêm thu nhập, công nhân chúng em không cóthời gian chuẩn bị bữa ăn đủ dinh dưỡng cho bản thân, trong khi tài chính lại hạn hẹp. Trước đây khi mang thai bé đầu, em không tiêm phòng kiểm tra sức khỏe trước khi sinh nên bây giờ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé”. Trong thời gian mang thai, một số chị em kiêng cữ nên không bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho thai nhi. Cũng tại buổi tư vấn, nhiều câu hỏi, thắc mắc của các chị em xoay quanh các vấn đề: Các biện pháp tránh thai, trước khi mang thai, quá trình mang thai, vấn đề vệ sinh phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt, bệnh lý viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung… đã được báo cáo viên trả lời tỉ mỉ, tận tình.

Bác sĩ Võ Nguyên Diễm Thy, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, cho biết qua khảo sát gần đây của ngành, vẫn còn một bộ phận LĐN chưa có gia đình thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản. Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả truyền thông cho các đối tượng, ngành sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp với các ngành, tổ chức chuyên đề về sức khỏe sinh sản, truyền thông, tư vấn và thăm khám cho nữ CNLĐ tại các công ty, khu công nghiệp. Mặt khác, các công ty, chính quyền địa phương cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi truyền thông về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản tình dục, lồng ghép chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản vào chương trình đào tạo nghề tại nơi làm việc cho công nhân.

Chăm lo toàn diện cho nữ công nhân

Hiện nay toàn tỉnh có hơn 1,2 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp; trong đó, LĐN chiếm phần lớn, tập trung nhiều nhất tại các ngành may mặc, giày da. Một số doanh nghiệp có đông LĐN đã xây dựng và tổ chức các lớp giữtrẻ hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho con em LĐN. Ngoài các chế độ theo pháp luật quy định, một số doanh nghiệp còn trợ cấp cho LĐN khi sinh con, góp phần ổn định tình hình quan hệ lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và giải quyết việc làm cho LĐN. Mặt khác LĐN trong các doanh nghiệp cũng được đào tạo nghề, được học tập nâng cao kỹ năng về quản lý, rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động.

Song song đó, các tổ chức công đoàn cơ sở cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chủ nhà trọ giảm tiền thuê nhà trọ cho nữ CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp giúp đỡ nữcông nhân khi đau ốm, hiếu hỉ. Hay vào dịp lễ, tết các công đoàn cơ sở còn tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh; thăm, tặng quà cho nữcông nhân có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện về quê ăn tết, hỗ trợ vé xe cho CNLĐ về quê đón tết; tổ chức mô hình tết sum vầy, vận động chủ nhà trọ cho nữcông nhân mượn đất để trồng rau cải thiện bữa ăn gia đình… Những hoạt động ấy không chỉ góp phần động viên tinh thần mà còn nâng cao kiến thức pháp luật, sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, Bình Dương có chính sách huy động các doanh nghiệp từng bước xây dựng nhà mẫu giáo, nhà ở, khu vui chơi giải trí cho công nhân ở các khu công nghiệp, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp sử dụng LĐN. Đặc biệt LĐLĐ tỉnh còn chỉđạo, định hướng cho các cấp công đoàn cơ sở đưa kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vào sinh hoạt định kỳ của tổ chức công đoàn; vận động người sử dụng lao động tạo điều kiện để nữ CNLĐ tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền để CNLĐ hiểu và tựnguyện tham gia”.

 Trong quá trình thực hiện Bộ luật Lao động, các doanh nghiệp trong tỉnh đã bảo đảm cho LĐN có cuộc sống ổn định, được bố trí làm việc ở vị trí phù hợp. Nhiều doanh nghiệp đã trích quỹ phúc lợi hàng chục triệu đồng để xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh, nơi thay quần áo cho phụ nữ trước và sau giờ làm việc; phụ nữ có thai được đi khám định kỳ và làm công việc nhẹ hơn, nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian kinh nguyệt.

 KIM HÀ  

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên