Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách

Cập nhật: 26-05-2015 | 09:02:53

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, chiều 25-5, Quốc hội thảo luận ở tổ đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2015.

Buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Thống kê (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thống kê (sửa đổi). Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động. Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2015; quyết toán NSNN năm 2013.

Trước đó, trong phiên khai mạc kỳ họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2014 và triển khai kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015. Báo cáo của Chính phủ cho thấy, trong tổng số 14 chỉ tiêu kế hoạch trong Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2014, có 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, chỉ có 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Những tháng đầu năm 2015, tình hình KT-XH cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Tăng trưởng GDP đạt 5,98%, vượt mục tiêu đề ra và cao nhất kể từ năm 2011. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,84%, thấp nhất trong nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất, tỷ lệ nợ xấu giảm; tỷ giá được duy trì ổn định; dự trữ ngoại hối tăng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Kim ngạch xuất khẩu tăng 13,7%; cán cân thương mại thặng dư năm thứ ba liên tiếp, xuất siêu 2,1 tỷ USD. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của người dân được nâng lên; tỷlệhộnghèo giảm 1,83%, riêng các huyện nghèo giảm 5,61%.

Trong những tháng còn lại của năm 2015, Chính phủ tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Trong đó Chính phủ sẽ tập trung vào 7 nội dung chủ yếu là: Cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, gian lận thương mại; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường thông tin truyền thông.

Thể hiện sự đồng tình với đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2015, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.Hồ Chí Minh) nhận định nền kinh tếViệt Nam trong thời gian qua đãcósựphục hồi. Kinh tếtiếp tục tăng trưởng ởmức cao trong điều kiện lạm phát thấp. Quý I-2015, GDP đạt 6,03%, cao nhất trong vòng 5 năm qua. Cán cân thanh toán vãng lai 4 năm liên tục cóthặng dư, năm 2014 thặng dư 5,4% GDP. Đây làchỉsốquan trọng đánh giáan ninh tài chính quốc gia, nhất làan ninh tài chính đối ngoại. Chỉsốvềgiácảthấp, tạo dư địa lớn cho việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa hay điều chỉnh một sốdịch vụcông đang bất hợp lý.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng chỉ ra rằng kinh tếvĩmô ổn định nhưng chưa vững chắc. Tỷtrọng đóng góp của khu vực kinh tếnhànước vàkhu vực dân doanh vào GDP ngày càng giảm, làm ảnh hưởng đến việc xây dựng nền kinh tếđộc lập, tựchủ. Doanh nghiệp vừa vànhỏ, đặc biệt khu vực nông nghiệp gặp nhiều khókhăn. QuýI-2015, nông nghiệp chỉtăng 2,14%, mức thấp nhất trong 5 năm qua vàkhông ổn định. Bên cạnh đó, đại biểu cũng thể hiện sự lo lắng vềtình hình nhập siêu quay trởlại, với sốtiền nhập siêu là3,7 tỷ USD, gây áp lực đến tỷgiá, ảnh hưởng đến niềm tin vào đồng tiền Việt Nam…

Ngoài ra, các đại biểu Thích Chơn Thiện (Thừa Thiên - Huế), Dương Trung Quốc (Đồng Nai), Võ Thị Dung (TP.Hồ Chí Minh)… cũng đề nghị cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trước những diễn biến phức tạp ở biển Đông được đề cập trong báo cáo của Chính phủ...

(Theo chinhphu.vn, TTXVN)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên