Tái cơ cấu phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thích ứng với Biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL

Cập nhật: 05-11-2014 | 14:54:55

(BDO) Đây là nội dung then chốt của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) – Sóc Trăng 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND tỉnh Sóc Trăng đồng tổ chức. Trước diễn biến khó lường của thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thị trường, ngành nông nghiệp nói chung và  ĐBSCL nói riêng được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng của 2 yếu tố trên, yêu cầu tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới là cần thiết, cấp bách.

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời phỏng vấn của các phóng viên

Với thế mạnh là vựa lúa, cá tôm của cả nước, hiện tại ĐBSCL chiếm 90% xuất khẩu lúa gạo; 70% trái cây của cả nước. Đời sống người dân 10 năm qua tăng trung bình 10%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%/năm…Thành quả này nhờ sự đoàn kết, sáng tạo của người nông dân kết hợp với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của địa phương qua hình thức tổ chức sản xuất “Cánh đồng mẫu lớn”, tổ liên kết sản xuất, chuyển giao công nghệ, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ…Tuy nhiên do thiếu vốn, thiếu đầu tư công nghệ, không bám sát quy hoạch, nên nhiều chương trình, dự án bị dở dang, không phát triển. Giải pháp cụ thể đặt ra cho từng lĩnh vực: Trồng trọt, cơ cấu giống, thủy lợi từ đầu vào đến đầu ra phải phù hợp yêu cầu thị trường, phát huy tính đa dạng, giá trị hàng hóa của từng tỉnh và của vùng. Một yếu tố quan trọng khác quyết định sự thành công của tái cơ cấu là nguồn vốn. Vấn đề này cần có sự phối hợp, chia sẻ lợi ích thiết thực giữa nhà nông và doanh nghiệp.

Cụ thể như với hệ thống thủy lợi, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: “ĐBSCL là một thể thống nhất với hệ thống thủy lợi thống nhất nên không thể vận hành, khai thác riêng lẻ mà cần có sự quản lý vận hành thống nhất trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và phát triển bền vững. Nhìn chung sản phẩm nông nghiệp của ĐBSCL là đa dạng, sản lượng cao. Tái cơ cấu phải hướng đến chất lượng và giá trị sản phẩm, phù hợp như cầu thị trường để nâng cao thu nhập, hiệu quả sản xuất  trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương theo hướng bền vững”.

Duy Chí

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên