Tận dụng ưu thế để phát triển du lịch sinh thái

Cập nhật: 13-04-2018 | 08:51:46

 Với ưu thế có nhiều vườn cây ăn trái, núi, sông, hồ… khá đẹp nên mục tiêu của Bình Dương trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển du lịch sinh thái. Để rõ hơn kế hoạch phát triển du lịch trong năm 2018 và những năm tiếp theo, phóng viên Báo Bình Dương vừa có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khoa Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL).

- Thưa ông, Bình Dương có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái với rừng, hồ, sông, vườn cây ăn trái..., nhưng theo ông vì sao đến nay việc khai thác vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn?

- Bình Dương có nhiều tiềm năng về thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái như rừng, hồ, sông, vườn cây ăn trái. Cụ thể, hệ thống rừng của Bình Dương phân bổ ở phía bắc của tỉnh giữ một vai trò quan trọng trong việc phòng hộ (rừng phòng hộ núi Cậu) và ổn định môi trường (rừng Kiến An); quỹ đất rừng còn là tiềm năng để khai thác, tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, vui chơi giải trí… Cùng hệ thống các hồ chứa nước như hồ Dầu Tiếng, hồ Than Thở, hồ Cần Nôm, hồ Đá Bàn, hồ thủy lợi Phước Hòa có khả năng đầu tư phát triển các khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí trên mặt nước, các hoạt động thể thao. Hệ thống các sông như sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính, cũng như các kênh rạch đã tạo ra tiềm năng phát triển du lịch nhờ hệ thống cảnh quan sông nước cùng miệt vườn cây trái xanh tốt, như: Vườn cây ăn trái Lái Thiêu (TX.Thuận An); vườn cây ăn trái Thanh Tuyền (Dầu Tiếng); vườn bưởi Bạch Đằng (TX.Tân Uyên); vườn cam, quýt (Bắc Tân Uyên) có khả năng phát triển các loại hình du lịch sinh thái rừng, hồ, sông, vườn cây ăn trái, các tour du lịch sông nước tạo thành các không gian xanh giữa một vùng công nghiệp và đô thị.

Khách du lịch tham quan hồ Dầu Tiếng

Rừng tự nhiên, sông, hồrất đẹp nhưng việc khai thác du lịch sinh thái vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chính làdo hạtầng giao thông kết nối vào các khu, điểm du lịch vẫn chưa được đầu tư tốt nên các công ty lữhành rất khókết nối tạo thành các tour, tuyến phục vụ du khách.

- Bình Dương có rất nhiều đặc sản, mặt hàng thủ công mỹ nghệ có thể làm sản phẩm du lịch, nhưng vì sao lại chưa kết nối để đưa vào các điểm du lịch, thưa ông?

- Bình Dương có các làng nghề truyền thống nổi tiếng không chỉ đối với trong tỉnh mà còn cả khu vực Đông Nam bộ, có thể xem là một trong những lợi thế lớn của Bình Dương như Làng sơn mài Tương Bình Hiệp (TP.Thủ Dầu Một); làng nghề gốm sứ Tân Phước Khánh (TX.Tân Uyên); làng nghề gốm sứ Hưng Định (TX. Thuận An); nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ (Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một); làng nghề đan mây tre lá (TX.Tân Uyên). Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh gắn kết với phát triển du lịch phục vụ du khách đến tham quan là hướng đi đúng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Các làng nghề truyền thống còn là những điểm phục vụ du khách đến tham quan và kết hợp mua sắm, như: Trung tâm thương mại Minh Sáng Plaza, lò lu Đại Hưng, làng gốm Tân Phước Khánh hay các cơ sở sơn mài như sơn mài Tư Bốn, sơn mài Định Hòa, sơn mài Thanh Long... Thế nhưng, việc kết nối đưa khách đến tham quan các làng nghề thủ công truyền thống còn nhiều hạn chế.

Theo tôi, khách đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hầu hết đi vềtrong ngày, do đó nhu cầu mua sắm của khách du lịch rất ít nên các điểm du lịch cũng chưa quan tâm kết nối đưa các sản phẩm vào phục vụ du khách. Khi chúng ta cóhạtầng giao thông tốt, các doanh nghiệp du lịch mạnh dạn đầu tư hạtầng, dịch vụtrong các khu, điểm du lịch, khách sẽ đến nghỉdưỡng qua đêm nhiều, nhu cầu mua sắm tăng thìcác khu, điểm sẽ trực tiếp kết nối đưa những sản phẩm du lịch vào đểlàm phong phúthêm dịch vụcủa mình.

- Thưa ông, năm 2017 Bình Dương đã ra mắt tuyến du lịch trên sông kết nối giữa TP.Hồ Chí Minh - Bình Dương, vậy hoạt động này diễn ra như thế nào?

- Để triển khai thực hiện việc kết nối tour, tuyến du lịch bằng đường bộ và đường thủy với các đơn vị lữ hành trong, ngoài tỉnh đưa khách đến Bình Dương, tháng 9-2017, Bình Dương đã phối hợp với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH Một thành viên (Saigontourist) khai trương tuyến du lịch đường sông đầu tiên, từ Tân Cảng (TP.Hồ Chí Minh) - Bến Bạch Đằng (TP.Thủ Dầu Một) phục vụ du khách đến tham quan các điểm như: Nhà cổ ông Trần Văn Hổ; chợ Thủ Dầu Một; chùa Bà Thiên Hậu và chùa Hội Khánh. Đây là 1 trong 7 tuyến du lịch đường sông được Saigontourist đưa vào khai thác phục vụ du khách, với mục đích là kết nối và hợp tác phát triển tuyến du lịch đường sông trên sông Sài Gòn nhằm thu hút du khách đến Bình Dương, nhất là khách du lịch quốc tế. Kết quả từ tháng 10-2017 đến ngày 7-4- 2018, Saigontourist đã tổ chức được 18 tour du lịch đường sông, với hàng trăm lượt khách đến Bình Dương tham quan, chủ yếu là khách quốc tế.

Năm 2018 và những năm tiếp theo, ngành du lịch Bình Dương sẽtiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu các khu du lịch, các di tích danh thắng, các làng nghề truyền thống… đến du khách trong và ngoài nước. Ngành sẽđẩy mạnh phát triển du lịch, khai thác có hiệu quả các lợi thế về địa lý, các tiềm năng du lịch; tiếp tục phối hợp với Saigontourist khai thác phát triển tuyến du lịch đường sông Sài Gòn; khai thác tốt các khu du lịch hiện có cũng như các di tích lịch sử văn hóa, vườn cây sinh thái, làng nghề truyền thống nhằm đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch; nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch, như: Dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ mua sắm… Bình Dương cũng sẽchú trọng đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.

- Xin cảm ơn ông!

THIÊN LÝ (thực hiện)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên