Tăng cường các giải pháp quan tâm, chăm sóc người cao tuổi trước thách thức già hóa dân số

Cập nhật: 26-12-2013 | 00:00:00

Tháng hành động quốc gia về dân số(DS) năm 2013 và Ngày DS Việt Nam 26- 12-2013 lấy chủ đề là “Già hóa DS - Những thách thức trong chăm sóc người cao tuổi”. Xoay quanh chủ đề này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thấm, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh.

- “Già hóa DS” là gì và thực trạng này ở Bình Dương như thế nào, thưa ông?

- Sau hơn 50 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể; sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân công tác DS-KHHGĐ của nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: Mức sinh đã giảm một cách nhanh chóng, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 6 con xuống còn 2 con; tuổi thọ bình quân đã tăng thêm 33 tuổi (từ 40 tuổi lên 73 tuổi). Tuổi thọ bình quân tăng nhanh cùng với mức sinh giảm đã làm cho số lượng và tỷ lệ người cao tuổi (NCT) trong tổng dân số tăng lên rõ rệt. Tuổi thọ người dân tăng cao thể hiện bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của chế độ ta, phản ánh những thành tựu to lớn của phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự đóng góp quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Già hóa DS, NCT cần được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn. Trong ảnh: Một tiểu phẩm tại Liên hoan tuyên truyền viên dân số năm 2012

Theo quy ước của Liên hiệp quốc, với mỗi quốc gia “già hóa DS” hay còn gọi là giai đoạn DS đang già, khi tỷ lệ dân số 60 tuổi chiếm từ 10% trở lên, hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên (DS 65+) chiếm từ 7% trở lên.

Đối với Bình Dương, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác DS-KHHGĐ đang phải đối mặt với thách thức không nhỏ trong vấn đề “già hóa DS”. Đây là vấn đề có tác động tới tất cả các khía cạnh của đời sống con người, như: Tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, thị trường dao động, lương hưu, thuế và chuyển giao giữa các thế hệ; sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, cơ cấu gia đình và sắp xếp cuộc sống, nhà ở và di cư…

- “Già hóa DS” sẽ kéo theo những khó khăn nào mà NCT phải đối mặt, thưa ông?

- Tỷ trọng NCT ngày càng tăng, mô hình và nguyên nhân bệnh tật của NCT đang thay đổi nhanh chóng khiến cho gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ ràng. Một mặt, NCT đang phải chịu nhiều bệnh do lão hóa gây ra, mặt khác NCT cũng phải chịu các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống dưới tác dụng của biến đổi kinh tế - xã hội trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Ngoài ra, NCT còn phải đối mặt với những khó khăn về cuộc sống gia đình; lao động, việc làm và đời sống; chính sách và thực thi chính sách.

- Trước những khó khăn trên, cần có những giải pháp nào nhằm chăm sóc NCT được tốt hơn, thưa ông?

- Để chăm sóc NCT được tốt hơn, trước tiên là hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về NCT. Trong thời gian qua, công tác chăm sóc NCT luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi trọng trong tất cả các giai đoạn phát triển, các chính sách, chương trình kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; phát huy vai trò NCT, để họ có thể chủ động chuẩn bị cho tuổi già; tuyên truyền, giáo dục thường xuyên về các vấn đề liên quan đến NCT; chăm sóc sức khỏe NCT thông qua các hình thức tư vấn, hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức tự chăm sóc bản thân, nâng cao sức khỏe đối với NCT và gia đình NCT; chăm sóc đời sống tinh thần NCT; nâng cao đời sống vật chất NCT; xây dựng và nhân rộng mô hình chăm sóc, phát huy vai trò NCT dựa vào cộng đồng; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; giám sát, đánh giá thi hành Luật NCT (Quốc hội), nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về NCT...

Trước những thách thức không ngờ đặt ra trong giai đoạn “già hóa DS”, đặc biệt là giai đoạn hiện nay thì Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và nhân dân phải quan tâm hơn nữa cho sự nghiệp chăm sóc và phát huy vai trò NCT. Thời gian tới, cần tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc tư tưởng, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về NCT, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Tuổi cao - Gương sáng”, thích ứng với “già hóa DS”, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Thực hiện tốt việc chăm sóc, phát huy vai trò của NCT, tiến tới “già hóa chủ động” là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ và đạo đức con người Việt Nam.

- Xin cảm ơn ông!

Tại buổi lễ phát động Tháng hành động quốc gia về DS năm 2013, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà PGS-TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng BộY tế đềnghị toàn ngành DS, y tế phải tập trung thực hiện, đó là: “Tập trung vào những nỗ lực triển khai đồng bộcác giải pháp giải quyết vấn đềgiàhóa DS, phối hợp chủ động đềxuất xây dựng Bệnh viện Lão khoa trên toàn quốc nhằm bắt kịp sựbiến đổi nhân khẩu học vànhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn của NCT. Xây dựng các mô hình chăm sóc NCT tại gia đình vàcộng đồng, các cơ sở hạtầng khu vui chơi thân thiện với NCT; mở rộng độbao phủ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế thông qua việc triển khai chương trình an sinh xã hội, tăng thu nhập cho NCT. Tăng mức trợ cấp xã hội, lương hưu, giải quyết hiệu quảhơn tình trạng đói nghèo NCT đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng khókhăn…”.

 

HỒNG THUẬN (thực hiện)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên