Tăng cường hỗ trợ để doanh nghiệp nông nghiệp phát triển bền vững

Cập nhật: 07-07-2017 | 09:14:02

Sau khi báo đăng tải thông tin về việc cần một hiệp hội nông nghiệp là tiếng nói đại diện, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ nhau để ngành nông nghiệp công nghệ cao của Bình Dương cất cánh, phóng viên Báo Bình Dương tiếp tục nhận được sự phản hồi từ phía các doanh nghiệp nông nghiệp (DNNN) về những vướng mắc gặp phải và mong muốn các ngành chức năng tiếp tục chung tay hỗ trợ. 

Tiếp cận vốn ưu đãi còn khó

Để nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao phát triển, thời gian qua tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, có tác dụng khuyến khích nhiều người đầu tư phát triển. Song theo các DNNN vừa và nhỏ, việc tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi còn nhiều khó khăn.

DNNN trong tỉnh đang cần sự hỗ trợ để phát triển bền vững. Trong ảnh: Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên (bên phải), trường Đại học Thủ Dầu Một, đang giới thiệu công nghệ trồng nấm dược liệu cho đại diện doanh nghiệp. Ảnh: TIỂU MY

Đại diện một DNNN ở huyện Phú Giáo cho rằng, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, huy động nguồn vốn và ứng dụng khoa học còn nhiều vướng mắc là những nhân tố khiến DNNN chưa phát huy hết tiềm năng. Khi doanh nghiệp tiếp cận với ngồn vốn từ Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 17-2-2016 quy định về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 04), tổ chức tín dụng yêu cầu công ty phải thể hiện được tính khoa học cao trong sản xuất khi vay vốn. Song nếu xét về hàm lượng kỹ thuật thì phần lớn các DNNN nhỏ lẻ khả năng áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất còn chưa cao, họ mong muốn có nguồn vốn để áp dụng khoa học - kỹ thuật rộng rãi, mở rộng sản xuất, đáp ứng yêu cầu thực tế về chất lượng và giá thành sản phẩm… Tuy nhiên, tài sản tín chấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ để thế chấp so với nhu cầu thực tế; trong khi phương án kinh doanh chưa khả thi, năng lực tài chính yếu chưa đủ điều kiện thế chấp và tín chấp đối với khoản vốn xin vay, cứ thế con đường tiếp cận vốn theo Quyết định 04 ngày một dài ra.

Đại diện một doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi ở TX.Tân Uyên cho biết, công ty liên kết tốt với người chăn nuôi, hợp tác xã và luôn mong muốn đẩy mạnh áp dụng khoa học - công nghệ để phát triển sản xuất, nhưng còn nhiều vướng mắc về vốn. Hiện công ty có vốn điều lệ 50 tỷ đồng nhưng muốn đầu tư vào nhà máy chế biến bảo đảm các tiêu chuẩn phải tốn hơn 100 tỷ đồng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần vay vốn, nhưng khi làm việc với ngân hàng công ty không nhận được sự tin tưởng vì chưa thể chứng minh mình áp dụng công nghệ cao như thế nào.

Nhiều DNNN khác cho rằng họ mong muốn tỉnh thực hiện chính sách hỗtrợxây dựng thương hiệu nông sản. Thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vàđã tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, lực lượng lao động có trình độ quản lý và tay nghề cao. Các DNNN nhỏ mong muốn có sự hỗ trợ từ các ngành chức năng của tỉnh và các doanh nghiệp đầu tàu trong việc đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại, để nông nghiệp tỉnh nhà có thêm sức mạnh vươn xa trong tương lai.

Chung tay tháo gỡ khó khăn

Theo ông Nguyễn Tấn Bình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo ngành cũng hiểu rõ những khó khăn của các DNNN khi tiếp cận nguồn vốn từ Quyết định 04, song tổ chức tín dụng phải vận hành theo cơ chế của ngân hàng thương mại và cũng phải tính toán phương án thu hồi vốn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đi vào hoạt động đã chứng minh được hiệu quả sản xuất tốt đã được Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh cho vay theo phương thức tín chấp. Vấn đề là các doanh nghiệp phải chứng minh hướng phát triển bền vững của mình

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ phối hợp với các ngành để giúp các DNNN phát triển sản xuất, như: Tiếp thu ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, đồng thời bàn các biện pháp tháo gỡ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Tiến hành các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ cao nhằm tăng cường trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng lao động của doanh nghiệp để tiến kịp xu thế hội nhập kinh tế quốc tế…

Ông Bình khẳng định, muốn phát triển nông nghiệp bền vững không còn cách nào khác là phải tuân thủ quy hoạch của tỉnh để tránh tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”; đồng thời áp dụng khoa học - công nghệ vào mọi khâu sản xuất, từ canh tác, thu hoạch, chế biến đến quản lý và tìm ra hướng bền vững tiêu thụ sản phẩm.

Trước mắt, để các sản phẩm được chấp nhận và có uy tín với thị trường trong nước và quốc tế, DNNN là đội quân chủ lực cho sản xuất nông sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Và để nông dân phát triển sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn bảo đảm sức khỏe con người, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, vai trò không ai khác hơn chính là các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Vì vậy, cái tâm và cái tầm của DNNN rất quan trọng trong việc phát triển bền vững của chính mình, vì chỉ khi có doanh nghiệp đặt hàng, yêu cầu và kiểm tra gắt gao thì người nông dân sản xuất sẽ phải đáp ứng. Do đó, cần có DNNN chủ động triển khai đặt hàng cho người nông dân sản xuất theo đơn hàng: Chọn giống, sản xuất trên quy mô lớn; quản lý theo tiêu chuẩn chặt chẽ trong việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu...

Nói về khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, ông Bình cho rằng chúng ta có quyền tự tin từ thực tế kinh doanh của những DNNN đầu tàu tỉnh nhà. Các DNNN nhỏ vẫn có đủ khả năng tiếp cận thị trường quốc tế khi sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm được thông tin về thị trường và các quy định của thương mại quốc tế - những điều cốt lõi mà DNNN nhỏ hiện còn yếu và thiếu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường, trong trường hợp khó khăn về khoa học - kỹ thuật hay những vướng mắc từ thủ tục, cần liên lạc trực tiếp với các ngành chức năng để được hỗ trợ. Với ngành nông nghiệp, luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức những khóa huấn luyện, hướng dẫn người nông dân thực hành sản xuất chuyên nghiệp để xây dựng phát triển sản xuất, còn doanh nghiệp chính là người giữ hình ảnh thương hiệu và giữ cho nó bền vững, phát triển.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhằm cụ thể hóa các văn bản khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương vàUBND tỉnh đã cónhiều văn bản triển khai thực hiện. Tuy nhiên, số lượng dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được doanh nghiệp đề nghị ngân sách hỗ trợ còn rất ít. Đểthực hiện tốt theo mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn vàđồng hành cùng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, SởKếhoạch vàĐầu tư đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu các yêu cầu vềhồsơ, trình tự, thủ tục thực hiện hỗtrợđầu tư tại các quy định nêu trên đểlập dự án, hồ sơ ưu đãi gửi về sở. Trong tháng 7-2017, sởdự kiến trình UBND tỉnh tổ chức hội nghị khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đểthực hiện tốt theo mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn vàđồng hành cùng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đểhội nghị đạt kết quảtốt, đề nghị doanh nghiệp tổng hợp các khókhăn, vướng mắc (nếu có) đểtham gia ý kiến tại cuộc họp.

 

TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên