Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông

Cập nhật: 18-04-2013 | 00:00:00
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TU ngày 19-3-2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giữ gìn TTATGT” trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh đã có nhiều giải pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Tai nạn giao thông (TNGT) được kiềm chế, giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương; đường giao thông được nâng cấp, mở rộng; mạng lưới giao thông ngày càng hoàn chỉnh, kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, tình hình TTATGT còn diễn biến phức tạp, TNGT tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn ở mức cao và tiềm ẩn nhiều yếu tố làm cho TNGT tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của một số người tham gia giao thông còn kém; tốc độ gia tăng dân số cơ học và phương tiện giao thông tăng cao ảnh hưởng đến tình hình TTATGT. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có lúc chưa thật sự sâu sát trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT. Lực lượng chức năng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thực thi nhiệm vụ từng lúc, từng nơi chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.  

Phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ góp phần bảo

Phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ góp phần bảo Xuất phát từ tình hình thực tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 18/CT-TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân về công tác bảo đảm TTATGT. Thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục các chủ trương, giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác bảo đảm TTATGT; phấn đấu hàng năm kiềm chế, làm giảm từ 5 - 10% TNGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, ngăn ngừa ùn tắc giao thông đường bộ. Huy động mọi nguồn lực xã hội để bảo đảm các điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông công cộng. Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thực thi công vụ, xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền đối với công tác bảo đảm TTATGT và khắc phục ùn tắc giao thông. Xác định công tác bảo đảm TTATGT, không để ùn tắc giao thông và kiềm chế TNGT là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của các cấp ủy Đảng, đưa nội dung này vào nghị quyết công tác hàng năm để chỉ đạo thực hiện. Công tác bảo đảm TTATGT phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng địa phương. Người đứng đầu cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp chịu trách nhiệm về tình hình TTATGT ở địa phương mình. Mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm thực hiện và vận động gia đình tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết và đôn đốc việc thực hiện để nâng cao hiệu lực quản lý và điều hành. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội vừa thực hiện nhiệm vụ giám sát và tuyên truyền, vận động, giáo dục công dân thực hiện pháp luật ATGT ở các cấp, kiên quyết khắc phục các thiếu sót, hạn chế để nâng cao hiệu quả bảo đảm ATGT. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT. Việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về ATGT phải được thực hiện đồng bộ, thường xuyên, liên tục, phù hợp với thực tế, góp phần nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật giao thông cho mọi đối tượng. Củng cố và phát huy các mô hình tiên tiến trong công tác bảo đảm TTATGT; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt đồng thời phê phán các hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương, pháp luật về TTATGT. Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT vào sinh hoạt định kỳ của chi bộ đảng, của đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường. Xác định việc chấp hành pháp luật ATGT là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở Đảng, đảng viên, xét khen thưởng các hình thức thi đua của cơ quan, đơn vị, đoàn thể; cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên hàng năm; gắn việc xây dựng nếp sống “Văn hóa giao thông” và xây dựng nếp sống “Văn minh đô thị” vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xem đây là một trong những tiêu chí để xét danh hiệu gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an toàn về an ninh trật tự hàng năm. Đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy pháp luật về TTATGT ở các cấp học. Phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường, các đoàn thể trong việc giáo dục, nhắc nhở, kiểm tra học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật TTATGT, xem đây là một tiêu chuẩn đánh giá hạnh kiểm mỗi năm. Tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 13-7-2012 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, với trọng tâm là tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch các đô thị trong tỉnh. Tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch giao thông đã được phê duyệt; ưu tiên thực hiện các tuyến đường bộ trọng điểm, cầu vượt ở các nút giao thông, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, xe buýt công cộng trong đô thị phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch việc xây dựng nhà ở, công trình hai bên đường bộ. Trước mắt là các trục giao thông chính, như: quốc lộ 13, đường Vành đai 3, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường tỉnh, các tuyến đường nội ô các thị xã và TP.TDM phải bảo đảm có hành lang an toàn và mỹ quan đô thị. Khi đấu nối hệ thống giao thông vào các quốc lộ, các trục giao thông phải bảo đảm ATGT. Rà soát tổng thể, điều chỉnh, lắp đặt biển báo đường bộ theo đúng quy định và thuận lợi cho người tham gia giao thông. Không để phát sinh thêm các điểm nối trái phép vào đường bộ, đường ngang qua đường sắt và dần tiến tới xóa bỏ các đường ngang trái phép. Quy hoạch lại việc tổ chức giao thông đường bộ bảo đảm hợp lý, phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông và an toàn thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải. Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phương tiện vận tải hành khách công cộng, lưu ý loại hình vận tải hành khách bằng phương tiện vừa và nhỏ, cơ động để tiết kiệm đồng thời tránh ùn tắc giao thông, nhất là các tuyến liên tỉnh, liên huyện đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong những năm tới. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGT thông qua đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền và lực lượng chức năng bảo vệ hạ tầng giao thông, bảo đảm TTATGT, khắc phục ùn tắc giao thông. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp và đơn vị chức năng về quản lý hành lang đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, quản lý vỉa hè, đường phố và ATGT cầu, đường. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang ATGT như: chiếm dụng hành lang, vỉa hè, xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông, các đơn vị thi công công trình giao thông, các đơn vị giám sát và đơn vị có chức năng kiểm tra thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc khắc phục các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Tăng cường kiểm tra, từng bước nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, bảo đảm phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật. Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bảo đảm hợp lý, khoa học và phù hợp với từng địa bàn cụ thể; cần đặc biệt quan tâm, quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô và phương tiện đường thủyCông việc trọng tâm thực hiện trong năm 2013: Rà soát các chương trình hành động, kế hoạch, quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông. Tổ chức kiểm tra, thúc đẩy tiến độ các công trình giao thông đang thực hiện bảo đảm chất lượng. Tập trung giải quyết số phương tiện vi phạm ATGT bị tạm giữ ở tỉnh và các huyện, thị, thành phố, phân loại và xử lý dứt điểm, không để tồn đọng kéo dài. Thiết lập trật tự đô thị. Trước hết là nội ô TP.TDM và các phường trung tâm của thị xã, các thị trấn của huyện. Xây dựng phương án giải quyết các điểm ùn tắc giao thông cục bộ trên đại lộ Bình Dương, quốc lộ 13, ĐT743, các giao lộ nối với đường Mỹ Phước - Tân Vạn. Quy định thời gian lưu hành ở một số tuyến đường đối với phương tiện vận tải, không để xảy ra ùn tắc giao thông. Chọn TP.TDM làm điểm của tỉnh thực hiện toàn diện các biện pháp bảo đảm TTATGT đô thị. Mỗi huyện, thị chọn một địa bàn trọng điểm để thực hiện làm điểm đột phá, rút kinh nghiệm triển khai thực hiện toàn diện. Tổ chức tốt việc tuần tra kiểm soát bảo đảm TTATGT, kiềm chế và làm giảm TNGT, phòng, chống đua xe trái phép. Sơ kết rút kinh nghiệm công tác phối hợp Cảnh sát giao thông và Thanh niên xung phong trong tuần tra, điều hòa giao thông thời gian qua. • B.MINH
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên