Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Cập nhật: 30-08-2016 | 08:17:49

Vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và 32 tỉnh, thành phía Nam đã ký cam kết về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ ngày 16-5-2016. Cùng với các địa phương phía Nam, tỉnh Bình Dương đã có nhiều cam kết để hỗ trợ DN phát triển, trong đó tập trung vào việc cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường đối thoại với DN. Và đây cũng là 2 vấn đề mà Phó Thủ tướng Chính phủVương Đình Huệ chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai.

Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm thời gian trong việc giải quyết các thủ tục. Trong ảnh: Giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Dương. Ảnh: HOÀNG PHẠM

Cải thiện môi trường kinh doanh

Để hỗ trợ các DN phát triển, thời gian qua Chính phủ đã triển khai nhiều chủ trương, giải pháp, trong đó tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thông thoáng cho DN trong mọi thành phần kinh tế hoạt động; đổi mới DN Nhànước, hợp tác xã, hỗ trợ DN nhỏ vàvừa… Đồng thời, Chính phủquan tâm phát triển 5 loại thị trường vốn đang rất thiếu vàyếu ở trong nước gồm thị trường hàng hóa, khoa học - công nghệ, bất động sản, lao động, tài chính - ngân hàng. Phát biểu tại cuộc họp vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, nếu không giải quyết được nút thắt của 5 thị trường này thì cải cách thủ tục hành chính, kêu gọi đầu tư cũng không mang lại hiệu quảcao. Các địa phương cần phải quan tâm tốt đến việc này.

Đối với tỉnh Bình Dương, thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ, tỉnh đã ban hành các chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho DN phát triển. Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, triển khai Nghị quyết 35, tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 1923/ QĐ-UBND. Trong đó, tỉnh chủ trương lấy DN làđối tượng phục vụ; cùng với đóluôn tạo thuận lợi cho DN đầu tư, kinh doanh; bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả DN, không phân biệt các loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực như vốn, tài nguyên, đất đai… Bình Dương cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai minh bạch các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của UBND tỉnh vàcủa các sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố trên trang thông tin điện tử vàtại các bộphận tiếp nhận vàgiải quyết thủ tục hành chính của UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố. “Tỉnh cũng đã giao SởNội vụ chủ trì phối hợp với SởTư pháp, Trung tâm Hành chính công tiến hành ràsoát, thống nhất đầu mối tiếp nhận vàxử lý hồ sơ; hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính cho DN theo nguyên tắc thông báo một lần bằng văn bản cho DN, nhàđầu tư”, ông Mai Hùng Dũng nói.

Phó Thủ tướng Chính phủVương Đình Huệ lưu ý, cần xử lý nghiêm những cán bộ, công chức nhũng nhiễu DN. Nghị quyết đã có. Thủ tướng cũng đã thành lập Tổ giám sát việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng vàcác Phó Thủ tướng để khắc phục tình trạng trên bảo dưới không nghe. Các tỉnh nhất thiết cũng phải như vậy.

Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệchỉ rõ, chính quyền các địa phương đối thoại với DN không phải chỉ làtháo gỡ vướng mắc, khó khăn về giảm, miễn thuế… Như vậy làkhông trúng, màphải đối thoại theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của DN vàgiá trị thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, ngoài việc đối thoại trực tiếp với DN, các tỉnh, thành phố cần khẩn trương thành lập, công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử để tiếp nhận phản ánh vàhướng dẫn, giải đáp cho DN. Ngay cả Chính phủ, sắp tới cũng sẽ mởTrang thông tin tiếp nhận phản ánh của DN.

Hiện nay, UBND tỉnh Bình Dương đã xây dựng kế hoạch cùng với các ngành liên quan tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất 2 lần/năm với cộng đồng DN để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn vàvướng mắc cho DN trên địa bàn. Tỉnh cũng đã giao cho SởThông tin vàTruyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập, công khai vàvận hành đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để tiếp nhận phản ánh vàhướng dẫn, giải đáp cho DN.

Ông Mai Hùng Dũng cho biết, theo mục tiêu màtỉnh Bình Dương đề ra, đến năm 2020 toàn tỉnh có ít nhất 35.000 - 40.000 DN hoạt động, trong đó khoảng 3 - 5% DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Với việc thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ vàcác biện pháp hỗ trợ DN của tỉnh đã đề ra thì mục tiêu này sẽsớm trở thành hiện thực. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện đối với các DN nhỏ vàvừa, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo.

Theo số liệu công bố tại lễ ký kết giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với 32 tỉnh, thành phía Nam vừa qua, trong 6 tháng đầu năm nay cả nước đã có hơn 54.000 DN thành lập mới, tăng 22%; tổng vốn đăng ký là 427.762 tỷ đồng, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2015. Số DN quay trở lại hoạt động là 14.902 DN, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước. Số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng 2 lần về giá trị.

 

HOÀNG PHẠM

Chia sẻ bài viết
Tags
VCCI

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên