Thích ứng với biến đổi khí hậu

Cập nhật: 07-02-2017 | 11:13:30

Trong những ngày tết vừa qua,thời tiết diễn biến bất thường rất khó đoán. Những cơn mưa trái mùa kéo dài từ tháng 12 âm lịch “gối đầu” qua cả tết. Nhất là cơn mưa vào ngày 2-2 diễn ra trên diện rộng, khắp các tỉnh, thành Đông Nam bộ. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho việc biến đổi khí hậu. Ở khu vực Đông Nam Á, nhất là các quốc gia ven biển như Việt Nam, Philippines, Indonesia... được các chuyên gia dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nước biển xâm nhập đất liền, triều cường dâng cao, diễn biến mưa bão khó lường… chính là mối lo ngại trên bình diện toàn cầu. Trong đó, vùng biển Thái Bình Dương là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu.

Vựa lúa của cả nước là đồng bằng sông Cửu Long hàng chục năm trước, từ tư duy “chống lũ” buộc phải thay đổi để phù hợp với điều kiện tự nhiên. Khái niệm“sống chung với lũ” đã đem lại sự thích ứng của người dân trước biến đổi của thiên nhiên. Vài năm trước đây, từ sự lo lắng, người dân ven biển các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu quen với khái niệm  “xâm  nhập  mặn”  để  điều chỉnh kịp thời các vụ trồng lúa cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật  nuôi  phù  hợp  với  diễn  biến bất thường của thời tiết. Tại Bình Dương, người nông dân cũng dần quen với kiểu thời tiết khắc nghiệt để điều chỉnh hợp lý các phương pháp sản xuất nông nghiệp. Cây lúa vốn ưa nước dần dần được thay thế bởi các loại cây trồng phù hợp, ít đòi hỏi nước và mang lại hiệu kinh tế hơn, như các loại cây ăn quả, cây công nghiệp…

Thậm chí, trong chiến lược phát triển công nghiệp, đô thị hóa tỉnhnhà, Bình  Dương  đã  liệu  trước các kịch bản xảy ra khi nước biển dâng cao, triều cường… Chính vì thế, các địa điểm được Bình Dươngchọn làm trung tâm phát triển công nghiệp, đô thị đều được tính toán với tầm nhìn lâu dài, hạn chế tối đa mọi tác động của biến đổi khí hậu.

Ông  Huỳnh  Văn  Minh,  Viện trưởng Viện Quy hoạch tỉnh Bình Dương chia sẻ, không phải ngẫu nhiên tại các khu vực ven các con sông, Bình Dương lại ít mặn mà với  việc  phát  triển  công  nghiệp và đô thị. Đó là do Bình Dương đã tiên liệu trước mọi kịch bản biến đổi khí hậu xấu nhất có thể xảy  ra,  bảo  đảm  sự  phát  triển bền  vững  cho  tỉnh  nhà  trong  tương lai.

Biến đổi khí hậu không còn là chuyện ở thì tương lai nữa, mà nó hiện diện rõ ràng qua sự thay đổi thất thường của thời tiết từng năm. Đã đến lúc người dân Bình Dương cũng phải thay đổi nhận thức trong thói quen sinh hoạt, sản xuất… để chủ động hơn, thích ứng hơn với biến đổi khí hậu.

HOÀNG PHONG 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên