Kết quả tìm kiếm cho "Lực lượng vũ trang nhân dân"

Kết quả 21 - 30 trong khoảng 28

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Tươi: Dâng trọn cuộc đời cho cách mạng 

Cập Nhật 06-08-2012

Từ UBND phường Tân Bình (TX.Dĩ An), chúng tôi ngược xe về hướng khu phố Tân Phước, đứng trên con đường mang tên người nữ anh hùng Nguyễn Thị Tươi, cảm xúc về cuộc đời hoạt động cách mạng kiên cường của chị lại ùa về. Hành trình về với miền ký ức hào hùng lại thôi thúc chúng tôi ghi lại câu chuyện của người nữ chiến sĩ anh hùng đã dâng trọn cả tuổi thanh xuân cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Từ Văn Phước: Dũng cảm, mưu lược trong từng trận đánh 

Cập Nhật 30-07-2012

Ngay từ nhỏ, Từ Văn Phước đã nổi tiếng là người tinh thông võ nghệ nhờ được chân truyền từ cha. Không chỉ giỏi võ, cậu bé Phước đã sớm bộc lộ tính cách gan dạ và trí tuệ vượt trội hơn nhiều so với chúng bạn cùng lứa, nhất là sự hào sảng, sẵn sàng giúp đỡ người thân cô thế yếu. Lợi dụng những lần tham gia đánh trận giả cùng đám bạn trẻ chăn trâu trên đồng để bí mật làm nhiệm vụ giao liên, tiếp tế cho các đồng chí du kích cũng là người cùng làng đang ẩn nấp ở bìa rừng Cò My. Nhờ sự mưu trí và dũng cảm mà cậu bé Phước đã che giấu, bảo vệ an toàn một đồng chí bộ đội trinh sát bị thương ngoài ruộng gò sau một trận đột kích bất thành vào bót địch ở gần ngã tư chùa Thầy Thỏ bấy giờ.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Song: 3 lần thoát chết trước họng súng kẻ thù 

Cập Nhật 21-07-2012

Về huyện Bến Cát và Dầu Tiếng hỏi thăm anh hùng Nguyễn Văn Song rất nhiều người biết, mặc dù ông đã mất từ năm 2005. Bà con tự hào nói đó là ông “10 viên 9 thằng” . Tôi hỏi, “10 viên 9 thằng” là sao? Là “dũng sĩ diệt Tây” chứ sao. Thời kháng chiến, nếu anh hùng Song có trong tay 10 viên đạn thì y chang 9 thằng quân xâm lược phải đi đời...

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Lê Văn Mầm: Người chiến sĩ cách mạng kiên cường 

Cập Nhật 09-07-2012

Từ UBND phường Tân Đông Hiệp đi ngược về hướng chùa Nam Bình thuộc khu phố Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, TX.Dĩ An là đến nhà ông Lê Văn Sách, em trai của liệt sĩ Lê Văn Mầm. Căn nhà đơn sơ nhưng nổi bật giữa gian nhà là tấm di ảnh của liệt sĩ với gương mặt sáng ngời được đặt trang nghiêm trên bàn thờ tổ như nhắc thế hệ con cháu khắc ghi công lao của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Tiểu đoàn 28 Đặc công, Sư đoàn 7 (1967-1974): Xứng danh Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 

Cập Nhật 06-08-2011

Với cách đánh truyền thống của bộ đội đặc công: Chân đất, mình trần, hóa trang bằng pin đèn trộn lá cây rừng vẽ lên toàn thân người chiến sĩ, ban đêm bí mật hành quân luồn sâu, ém sát các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong sào huyệt đồn bót, kho tàng trận địa của địch... đến giờ G đồng loạt nổ súng, dùng thủ pháo và hỏa lực B40 - B41 đánh úp bất ngờ. Chiến công vang dội, nhưng phần lớn anh em hy sinh đều mất xác. Thế nên trước giờ nổ súng, đơn vị đã bí mật đào sẵn huyệt mộ để tìm được xác anh em thì chôn ngay, vì mục tiêu của đặc công là “Chiến thắng mà không để lại dấu vết”.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Lê Tính: “Chỗ không đề phòng chính là tử huyệt của địch...” 

Cập Nhật 28-04-2010

Đại tá Lê Tính, nguyên Chỉ huy phó Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sông Bé, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước là một trong những người có mặt tại Thủ Dầu Một vào ngày 30-4-1975. Người có bề dày trận mạc và một trong những trận đánh để đời do ông chỉ huy là trận đánh vào Chi khu Chơn Thành trong những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4-1975, mở đường cho quân ta tiến về giải phóng Thủ Dầu Một, Sài Gòn.

Quay lên trên