Kết quả tìm kiếm cho "lô cao su"

Kết quả 21 - 30 trong khoảng 28

Bệnh rụng lá cao su do nấm Corynespora đã giảm mạnh 

Cập Nhật 21-12-2010

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh (BVTV), cho đến nay diện tích cao su (CS) nhiễm bệnh trên địa bàn tỉnh chỉ còn hơn 4.200 ha, giảm hơn 1.500 so với tháng 11. Tỷ lệ nhiễm trên mỗi diện tích cũng đã giảm mạnh, từ 20 - 30% xuống còn từ 3 - 10%. Các huyện Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo là các địa bàn có diện tích CS nhiễm bệnh giảm nhiều nhất.

Cao su khô ngọn, rụng lá có phải do khói thải từ một doanh nghiệp? 

Cập Nhật 30-11-2010

Trong mấy tháng qua, hơn chục hộ dân có vườn cao su nằm tiếp giáp với Công ty Cổ phần (CTCP) gạch Đông Nam Á (ấp 9, xã Chánh Phú Hòa, Bến Cát) mất ăn mất ngủ vì sản lượng mủ thu hoạch ngày càng giảm sút, có vườn cao su cạo không có mủ vì cây cao su bị khô ngọn, rụng lá, có cây bị chết. Vì sao như vậy?

Đảng bộ Nông trường Cao su Long Nguyên: 10 năm liền là cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh 

Cập Nhật 15-11-2010

Từ một đảng viên duy nhất vào những ngày đầu mới thành lập, phải sinh hoạt ghép tại địa phương, đến nay tổ chức Đảng của Nông trường Cao su Long Nguyên đã lớn mạnh thành Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng với 61 đảng viên và là cơ sở Đảng được công nhận trong sạch vững mạnh 10 năm liền.

Xã Định An (Dầu Tiếng): Nhiều nông dân khốn đốn vì cao su bị bệnh vàng và rụng lá 

Cập Nhật 28-10-2010

Hiện nay nông dân trồng cao su (CS) ở huyện Dầu Tiếng nói chung và xã Định An nói riêng đang khốn đốn vì bệnh vàng và rụng lá. Những vườn CS bị nhiễm bệnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chi phí cho việc phun xịt thuốc trị bệnh cho vườn cây.

Bệnh rụng lá cao su do nấm Corynespora đã giảm hơn 1.300 ha 

Cập Nhật 23-10-2010

Ông Nguyễn Phong Huy - Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, thời gian gần đây diện tích cao su bị nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa do nấm Corynespora trên địa bàn tỉnh đã giảm hơn 1.300 ha, từ 5.700 ha lúc đỉnh điểm xuống còn 4.400 ha. Bệnh giảm là do người trồng cao su ý thức hơn trong việc phát hiện kịp thời bệnh và thực hiện các biện pháp phòng, trừ hiệu quả. Hiện nay, Tân Uyên là huyện có diện tích cao su nhiễm bệnh giảm nhiều nhất và Dầu Tiếng vẫn là địa phương có diện tích cao su nhiễm bệnh nhiều nhất tỉnh. Tuy nhiên cũng theo ông Huy, hiện nay các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí để tiếp tục mở các lớp tập huấn, các buổi hội thảo đầu bờ về phòng chống bệnh do nấm Corynespora cho nông dân.

Cao su tiểu điền trước nguy cơ bệnh rụng lá do nấm Corynespora! 

Cập Nhật 16-09-2010

Trước diễn biến phức tạp của bệnh rụng lá cao su (CS) do nấm Corynespora gây ra trên địa bàn, nhiều người đã cho rằng cây CS, nhất là vườn cây cao su tiểu điền (CSTĐ) đang đứng trước nguy cơ bị “tiêu diệt”. Thực tế tại Bình Dương cho thấy người trồng CS đang đứng trước vô vàn khó khăn khi đối phó với loại bệnh này.

Bệnh cao su rụng lá: Nông dân cần phải chủ động phòng ngừa 

Cập Nhật 06-09-2010

Như Báo Bình Dương đã đăng tải, trong thời gian gần đây, bệnh rụng lá cao su (CS) đang gây nhiều thiệt hại cho người trồng CS. Điều đáng nói ở đây là vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị để phòng chống và hiện loại bệnh này vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.

Cao su rụng lá do nhiễm bệnh: Nông dân đừng quá hoang mang 

Cập Nhật 23-08-2010

  Cao su bị lá rụng do nhiễm bệnh đã ảnh hưởngnhiều đến năng sất mủTừ những ngày đầu tháng 6 đến nay, nhiều hộ trồng cao su (CS) trên địa bàn tỉnh đã tỏ ra lo lắng vì vườn CS đã qua mùa rụng lá nhưng vườn cây nhà mình lá vẫn tiếp tục rụng. Hiện tượng này đã làm cho sản lượng của nhiều vườn cây giảm mạnh gây ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng CS.

Quay lên trên