Trả lời bạn đọc

Cập nhật: 02-07-2016 | 08:37:43

Hỏi: Tôi muốn nhận cháu ruột làm con nuôi (cháu gọi tôi bằng dì), hiện nay bé được 3 tuổi. Tôi cần phải liên hệ đến cơ quan nào để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi, hồ sơ gồm những giấy tờ gì?

Chị Trần Hương G. (phường Tân An, TP.TDM)

Trả lời: Thứ nhất, về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi:

Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3- 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi quy định: Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xãthường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Theo như bà trình bày thì hiện nay bà muốn nhận người cháu ruột làm con nuôi, căn cứ vào quy định trên hướng dẫn bà liên hệ đến UBND phường Tân An để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.

Thứ hai, thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

Căn cứ Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010, hồ sơ của người nhận nuôi gồm:

Đơn xin nhận con nuôi;

Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi, Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định:

Giấy khai sinh;

Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng.

Hỏi: Tôi muốn nhận một em bé bị bỏ rơi từ cơ sở bảo trợ xã hội làm con nuôi. Vậy tôi phải đáp ứng điều kiện gì để được nhận con nuôi? Việc nhận con nuôi có cần phải có sự đồng ý của người chồng không?

Bà Trịnh Thanh T. (huyện Bàu Bàng)

Trả lời:

- Người muốn nhận nuôi con nuôi cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt.

- Và nếu rơi vào các trường hợp sau đây thì không được nhận con nuôi:

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”.

Như vậy, hiện nay bà đãkết hôn nên để được nhận nuôi đứa bé, bà cần phải có sự đồng ý của người chồng và cả hai vợ chồng đều phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì mới được nhận nuôi con nuôi.

SỞ TƯ PHÁP

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên