Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệp, Hiệu trưởng trường ĐH Thủ Dầu Một:

Tự chủ đại học - động lực nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

Cập nhật: 16-01-2015 | 09:52:02

Trong những năm gần đây, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý đề cập đến quyền tự chủ cho hoạt động của các trường đại học (ĐH) trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Vậy cốt lõi của tự chủ ĐH là gì? Nên trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) như thế nào? Cần thực hiện quyền tự chủ ra sao để bảo đảm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng GDĐH và bảo đảm công bằng xã hội? Xung quanh vấn đề này chúng tôi có dịp trao đổi với tiến sĩ (TS) Nguyễn Văn Hiệp - Hiệu trưởng trường ĐH Thủ Dầu Một.

Ông Trần Thanh Liêm (thứ 6, từ trái qua), Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân trường Đại học Thủ Dầu Một nhân dịp họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2014

- Thưa TS, chúng ta nên hiểu như thế nào về vấn đề quyền tự chủ trong GDĐH?

- Nói một cách đơn giản nhất, quyền tự chủ của trường ĐH là quyền quyết định vận mệnh của nhà trường theo cách thức mình lựa chọn để đạt được sứ mạng và mục tiêu do trường đặt ra. Thực hiện quyền tự chủ phải bảo đảm phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kiểm định giáo dục.

- Vậy vấn đề tự chủ trong GDĐH sẽ bao gồm các thành tố nào, thưa TS?

- Các thành tố trong tự chủ ĐH bao gồm: Tự chủ về tổ chức và nhân sự - tự chủ trong tài chính và tài sản; tự chủ trong đào tạo; tự chủ trong nghiên cứu khoa học và công nghệ; tự chủ trong hợp tác quốc tế; tự chủ trong khâu bảo đảm chất lượng GDĐH.

- Với tư cách là một nhà quản lý, TS đánh giá thế nào về việc trao quyền tự chủ trong GDĐH? Và vấn đề trao quyền tự chủ cho GDĐH Việt Nam hiện nay?

- Một nguyên lý cơ bản đằng sau tự chủ ĐH là các cơ sở GDĐH sẽ vận hành tốt hơn nếu họ được nắm vận mệnh của chính mình. Tự chủ sẽ tạo động lực để họ đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của mình, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục. Vì vậy, xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ nhà nước kiểm soát sang nhà nước giám sát.

Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng như cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Tôi cho rằng, trao quyền tự chủ GDĐH là một chủ trương đúng đắn bởi trao quyền tự chủ không chỉ để thực hiện được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, mà quan trọng hơn là tạo động lực để nâng cao chất lượng GDĐH, giúp hệ thống GDĐH của Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Đảng và Nhà nước ta trong hơn 1 thập niên qua đã có chủ trương, các văn bản quy địnhvề vấn đề giao quyền tự chủ cho các trường ĐH. Gần đây nhất, Luật Giáo dục ĐH luật số 08/2012/ QH 2013 có hiệu lực từ ngày 1-1-2013 nhấn mạnh: Quyền tự chủ ĐH đã được thể hiện ở nhiều điều khoản về Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục, tuyển sinh, chương trình giáo dục, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh... Nghịquyết số29-NQ-TW ngy 4-11- 2013 ca Hội nghlần thứ8 Ban Chấp hành Trung ương Đng vềđổi mới căn bn, ton diện gio dc vđo to, đp ứng yêu cầu công nghiệp ha, hiện đi ha trong điều kiện nền kinh tếthtrường đnh hướng XHCN vhội nhập quốc tếnhấn mạnh về vấn đề trao quyền tự chủ cho các trường ĐH. Gần đây nhất, ngày 10-12 Điều lệ trường ĐH, ban hành theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc các trường thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn, phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục…

Từ các kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn thí điểm về vấn đề tự chủ ĐH ở các trường ĐH, tôi cho rằng nên tăng cường tính tự chủ cho các cơ sở GDĐH nhằm đạt đến mục đích cơ bản nhất là nâng cao được chất lượng và hiệu quả GDĐH. Song quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH cần được giao đồng bộ, bao gồm tự chủ nguồn nhân lực; tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên; tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung chương trình và giáo trình học liệu...; tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, như các tiêu chuẩn của văn bằng, các vấn đề liên quan đến kiểm tra và kiểm định chất lượng; tự chủ trong nghiên cứu và xuất bản, giảng dạy và hướng dẫn học viên cao học, các ưu tiên trong nghiên cứu và quyền tự do xuất bản; tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường. Bởi vì các khía cạnh này liên quan chặt chẽ với nhau, nếu không có được quyền tự chủ trong mặt này thì quyền tự chủ ở các mặt khác không thể phát huy đầy đủ được.

Thứ hai, các quy định pháp lý về quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH cần được thống nhất, nhất quán và cùng được cập nhật ở các văn bản quản lý khác nhau, để các cơ sở GDĐH có được quyền tự chủ trọn vẹn và có cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tự chủ đó, tránh tình trạng tự chủ “nửa vời” hoặc trao quyền tự chủ đồng thời vẫn “trói buộc” bởi cơ chế.

- Vấn đề thực hiện quyền tự chủ ở trường ĐH Thủ Dầu Một đã và đang diễn ra như thế nào, thưa TS?

- Sau hơn 5 năm hình thành và phát triển, được sự hỗ trợ của bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, của đội ngũ các các nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ, sinh viên, trường ĐH Thủ Dầu Một đã nỗ lực khai thác những thế mạnh của quyền tự chủ nhằm nâng cao chất lượng như đổi mới giáo trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất trang thiết bị; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng đào tạo và đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp cho việc đổi mới GDĐH.

Về cơ bản, trường ĐH Thủ Dầu Một đã xây dựng thành công và phát huy thế mạnh mô hình ĐH đa ngành hướng đến ĐH nghiên cứu, đó là: Tiên phong đổi mới phương pháp đào tạo, xây dựng và phát triển các ngành mới có tính liên ngành cao, tổ chức đào tạo theo chuẩn quốc tế, trên cơ sở bảo đảm chất lượng, đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội. Đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhờ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ, hợp tác với các doanh nghiệp địa phương, gắn kết khoa học - công nghệ và đào tạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo. Đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm về số lượng, tiêu chuẩn và cơ cấu, góp phần nâng cao uy tín vị thế của GDĐH Bình Dương trong hệ thống GDĐH Việt Nam; chủ động thực hiện một cách sáng tạo chủ trương, đường lối, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo.

Mục đích cao nhất của trường ĐH Thủ Dầu Một là nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian sắp đến, chúng tôi mong muốn được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để nhà trường phát huy tối đa quyền tự chủ của mình.

TIỂU MY(thực hiện) 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên
X