TX.Thuận An: Trồng dừa chống xâm nhập mặn và sạt lở

Cập nhật: 22-04-2017 | 08:33:09

Nhằm ngăn chặn tình trạng  sạt lở bờ sông, kênh, rạch và xâm nhập mặn, UBND TX.Thuận An đã triển khai trồng dừa dọc bờ sông, kênh rạch. Đến nay đã trồng được 3.899 cây dừa dọc 49 con kênh, rạch (đạt tỷ lệ 41,17%). Mục tiêu đề ra là trồng dọc 161 kênh, nhánh rạch có chiều dài hơn 88.600m với 9.647 cây dừa.

Việc trồng dừa dọc bờ sông, kênh, rạch sẽ góp phần hạn chế sạt lở, xói mòn và chống xâm nhập mặn

Cách làm hay

Ông Trương Công Thạch, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX.Thuận An, cho biết: “Trong các năm gần đây, hiện tượng sạt lở bờ sông, kênh rạch trên địa bàn TX.Thuận An đã xảy ra tại nhiều khu vực và diễn biến rất phức tạp. Cụ thể năm 2010, xảy ra 11 điểm sạt lở bờ sông, ảnh hưởng 35 căn nhà, sạt lở trên 520m2 đất, bể 9 đoạn bờ bao với chiều dài 124m, ngập 220 ha. Năm 2011, xảy ra 8 điểm bờ sông bị sạt lở, diện tích đất bị sạt lở, cuốn trôi trên 1.000m2, làm bị thương 3 người, 15 căn nhà bị nứt và nghiêng móng, bể 12 đoạn bờ bao với chiều dài 450m, ngập 120 ha. Năm 2014, trên địa bàn các xã, phường ven sông Sài Gòn đã xảy ra 8 điểm sạt lở bờ sông, làm ảnh hưởng 4 căn nhà, bể 39 đoạn bờ bao với chiều dài 295m, ngập 108 ha. Vì vậy việc bảo vệ chống sạt lở hệ thống đê bao, bờ bao, sông, kênh, rạch là vấn đề cấp thiết đối với TX.Thuận An”.

Cũng theo ông Thạch, trước đây có nhiều giải pháp như xây dựng kè, cừ bê tông để bảo vệ chống sạt lở hệ thống đê bao ở các sông, kênh, rạch. Tuy nhiên, các giải pháp này tốn nhiều kinh phí, phải duy tu sửa chữa thường xuyên. Hơn nữa giải pháp công trình hầu hết là giải pháp “cứng”, không thân thiện với môi trường. Trong khi đó, một trong các biện pháp kỹ thuật có giá thành rẻ mà lại rất hiệu quả và thân thiện với môi trường là trồng cây. Vì vậy, UBND TX.Thuận An đã quyết định triển khai dự án “Trồng cây phòng, chống sạt lở hệ thống bờ bao, đê bao, sông, kênh, rạch trên địa bàn TX.Thuận An giai đoạn 2016-2017”.

Theo đó, dự án chọn cây dừa làm cây trồng chủ yếu ở các điểm “nóng” về sạt lở, xói mòn. Vì cây dừa có bộ rễ phát triển và ăn sâu vào đất, cùng với rễ các cây khác sẽ tạo thành “đê bao” vững chắc để bảo vệ các bờ sông, kênh, rạch, chống xói mòn, lở đất do sóng từ phương tiện giao thông đường thủy tạo nên. Đồng thời, rễ cây dừa còn có tác dụng giữ đất bồi ven kênh rạch, góp phần cải tạo đất. Ngoài ra, dừa còn là nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao. Không những thế, cây dừa còn có khả năng chống xâm nhập mặn, chắn gió và tạo cảnh quan đẹp trên các kênh, rạch.

Người dân đồng tình

Ông Trương Công Thạch cho biết thêm: “Trước tình trạng sạt lở, xói mòn diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây. Vào mùa khô, xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ, đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân địa phương. Từ đó, chính quyền địa phương thường xuyên thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và lợi ích của trồng cây để bảo vệ mùa màng. Vì vậy, khi UBND TX.Thuận An triển khai dự án trồng cây dọc bờ sông, kênh, rạch với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều người dân đồng tình thực hiện.

Theo đó, UBND TX.Thuận An đầu tư kinh phí trồng cây. Sau đó, UBND TX.Thuận An sẽ bàn giao những cây dừa đã trồng dọc kênh rạch, bờ sông nằm trong diện tích đất tiếp giáp với đất của người dân để họ chăm sóc và thụ hưởng. Chính quyền xã, phường lập hồ sơ theo dõi, quản lý số lượng cây chống sạt lở đã trồng trên địa bàn để trồng dặm nếu có cây bị chết, đồng thời phối hợp cơ quan chuyên môn tập huấn chăm sóc cho người dân địa phương cách chăm sóc cây”.

Là một trong những hộ dân được chính quyền địa phương giao chăm sóc cây dừa trồng trên bờ rạch Búng, ông Nguyễn Chí Thiện (ngụ KP.Hưng Thọ, phường Hưng Định), đánh giá: “Cách đây không lâu, tôi được chính quyền địa phương giao chăm sóc gần 10 cây dừa và được quyền khai thác khi cây cho trái. Địa phương cho biết số cây dừa này trồng để chống sạt lở, xói mòn ở rạch Búng. Tôi thấy đây là việc làm hay, vừa tạo thêm thu nhập cho người dân vừa bảo vệ bờ bao của rạch Búng để không đe dọa đến mùa màng của người dân”.

Tượng tự ông Thiện, bà Nguyễn Thị Sạch (ngụ KP.Hưng Thọ, phường Hưng Định) cũng đang chăm sóc hơn 20 cây dừa được trồng dọc theo rạch Ba Trâm. Bà Sạch phấn khởi: “Trước đây, bờ bao rạch Ba Trâm thường xuyên xảy ra xói mòn và sạt lở đất, gây ảnh hưởng đến diện tích cây trồng của gia đình. Nhưng từ khi chính quyền địa phương đến trồng dừa thì tình trạng xói mòn và sạt lở đất đã hạn chế”.

D án Trng cây phòng, chng st l h thng b bao, đê bao, sông, kênh, rch trên địa bàn TX.Thun An giai đon 2016-2017 được trin khai các xã, phường gm: An Sơn, An Thnh, Hưng Định, Bình Nhâm, Vĩnh Phú và Bình Hòa. Mc tiêu đề ra là trng dc 161 kênh, nhánh rch có chiu dài hơn 88.600m vi 9.647 cây da xen các cây chôm chôm rch ĐT745 nhm phc hi cnh quan nơi đây.

Đến nay, chính quyn địa phương đã trng được 3.899 cây da dc 49 con kênh rch, đạt t l 41,17% so vi kế hoch. Đồng thi, trng được 73 cây chôm chôm, phc hi hàng cây chôm chôm trước đây để to m quan trên rch ĐT745 (đon qua phường Bình Nhâm), to cnh quan gia đường Cách Mng Tháng Tám và rch ĐT745.

NGUYỄN HẬU

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên