Xã hội hóa, đa dạng hóa công tác dạy nghề: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cập nhật: 21-02-2014 | 00:00:00

Xã hội hóa dạy nghề bằng đa dạng hóa các hình thức đào tạo, kết hợp dạy nghề chính quy và không chính quy, gắn kết giữa cơ sở dạy nghề của Nhà nước với tư nhân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tiến trình phát triển là một trong những nhu cầu cần thiết ở Bình Dương… 

Học viên trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore trong giờ thực hành

Trung tâm Dạy nghề Quản trị công nghệ Bình Dương chuyên đào tạo cung cấp trực tiếp nhân lực cho các công ty, doanh nghiệp, khu công nghiệp đóng trên địa bàn và các vùng lân cận. Từ khi thành lập đến nay, trung tâm quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, cụ thể như đầu tư 100% máy vi tính mới, phòng học đạt chuẩn theo quy định nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức nhanh từ việc kết hợp lý thuyết với thực hành. “Nhờ vậy, trong quá trình hoạt động, trung tâm không ngừng đổi mới và phát triển, đào tạo các ngành nghề theo hướng phù hợp với nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp. Song song đó, trung tâm còn thành lập câu lạc bộ gắn kết tầm nhìn giữa sinh viên và doanh nghiệp, tổ chức hội thảo định hướng nghề, hỗ trợ sinh viên tìm việc làm, tổ chức cho sinh viên đi thực tập cuối khóa, tìm hiểu thực tế; đồng thời, tiếp nhận đơn đăng ký tìm việc của sinh viên và được đăng ký tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Qua đó đã giới thiệu việc làm cho nhiều lao động ở các công ty, xí nghiệp; xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà tuyển dụng… Không chỉ Trung tâm Dạy nghề Quản trị công nghệ Bình Dương, mà còn nhiều trường nghề khác từng bước cũng đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động cho xã hội, cụ thể như trường Trung cấp Nghiệp vụ Bình Dương, mỗi năm đào tạo từ 1.000 - 2.000 học viên hệ sơ cấp, trong đó đa số là đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và công ty.

Để xã hội hóa dạy nghề ngày càng nâng chất, đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quy định Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015. Đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề là doanh nghiệp có tổ chức đào tạo người lao động có hộ khẩu thường trú ở Bình Dương, trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề vả giải quyết việc làm nhưng chưa từng hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ học nghề, bao gồm các đối tượng lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; lao động thuộc diện thu hồi đất canh tác; lao động là người dân tộc thiểu số; lao động là người khuyết tật và lao động khác. Mức hỗ trợ chung là 500.000 đồng/người/tháng; thời gian hỗ trợ không quá 3 tháng. Ngoài ra, doanh nghiệp được hỗ trợ thêm 200.000 đồng/ người/tháng khi đào tạo nghề cho các đối tượng gồm lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; lao động thuộc diện thu hồi đất canh tác; lao động là người dân tộc thiểu số; lao động là người khuyết tật…

Tuy vậy, trên thực tế công tác dạy nghề vẫn gặp không ít khó khăn, nhất là công tác tuyển sinh, ngành nghề đào tạo. Điều quan trọng là những kết quả làm được về công tác dạy nghề đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bình Dương.

P.V

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên
X