Xây dựng thiết chế văn hóa phục vụ tốt hơn cho người dân

Cập nhật: 12-11-2019 | 08:28:03

 Khoảng cách nông thôn - thành thị ngày càng thu hẹp hơn khi cuộc sống của người dân được đổi thay, mức sống nâng cao. Đó là ghi nhận của chúng tôi mỗi lần đến với người dân ở huyện Phú Giáo. Hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), 2 xã đang được chọn để xây dựng NTM nâng cao là Tân Hiệp và Vĩnh Hòa. Chừng đó cũng đủ chứng minh cho một Phú Giáo đang đổi thay từng ngày…

 Đường trung tâm của huyện Phú Giáo

Chú trọng xây dựng thiết chế văn hóa

Huyện Phú Giáo có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phước Vĩnh và 10 xã: An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Phước Hòa, Phước Sang, Tam Lập, Tân Hiệp, Tân Long, Vĩnh Hòa. Khi triển khai xây dựng NTM, trên địa bàn huyện có 3 xã đã có các thiết chế văn hóa (TCVH) như nhà văn hóa, sân bóng đá, khu sân chơi bãi tập thể dục thể thao. Các xã còn lại chưa có TCVH hoặc có nhưng không hoàn chỉnh. Cùng với quá trình xây dựng, phát triển NTM, việc xây dựng và đưa vào hoạt động TCVH được quan tâm thực hiện tốt hơn, nhanh chóng hơn. Từnăm 2010 đến 2014, các TCVH được đầu tư xây dựng một cách bài bản. Có thể kể đến như Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Phước Sang, xã Tân Hiệp… với tổng kinh phí hơn 10,6 tỷ đồng. Các TCVH được xây dựng tạo điều kiện cho người dân luyện tập các bộ môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bi sắt, cầu lông, Sự đồng bộ trong xây dựng TCVH ở cơ sở đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở Phú Giáo.

Bên cạnh các TCVH được xây dựng từnguồn ngân sách của Nhà nước, việc xã hội hóa cũng được phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Ở các xã trên địa bàn đã có 10 sân bóng đá cỏ nhân tạo, 3 nhà thi đấu cầu lông đạt chuẩn và nhiều phòng tập Gym, câu lạc bộ hát với nhau. Trung tâm văn hóa thể thao của Công ty Cổphần Cao su Phước Hòa cũng là nơi đã xây dựng nhiều hạng mục phục vụ nhu cầu văn hóa thể thao của người dân từhội trường để hội họp đến hồ bơi, sân bóng đá, bóng chuyền, tennis…

Quan tâm văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

Theo ông Lý Thành Vinh, Phó phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phú Giáo, hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhiều nhất trên địa bàn xã An Bình và Tam Lập. Hàng năm, vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch, đồng bào dân tộc Sán Chỉ xã Tam Lập tổchức lễ hội Cầu Mùa. Đây là lễ hội đặc trưng của đồng bào dân tộc Sán Chỉ và cũng là lễ hội duy nhất của đồng bào dân tộc huyện Phú Giáo được duy trì tổchức thường xuyên. Bên cạnh đó, 3 năm một lần, huyện Phú Giáo tổchức liên hoan văn hóa - thể thao đồng bào các dân tộc thiểu số, đến nay đã tổchức được 4 lần ngày hội giao lưu văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số ở Phú Giáo vào các năm: 2007, 2010, 2013, 2016. Và năm nay, sẽ diễn ra Đại hội đại biểu và Hội nghị điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi đồng bào các đân tộc thiểu số của tỉnh lần thứ 3 năm 2019, ngày hội được tổchức quy mô, sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hứa hẹn thu hút người dân trong và ngoài huyện tham gia.

Chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông cho bà con dân tộc thiểu số cũng được huyện quan tâm thực hiện nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Ý thức trách nhiệm đó góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết, tôn vinh bản sắc văn hóa vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh những kết quảđạt được, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ như hiện nay. Nguy cơ đồng hóa, mai một, mất đi bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số là rất cao. Bởi thế, trách nhiệm của những người làm văn hóa càng nặng nềhơn. Cần động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số gìn giữ những nét hay, đẹp, truyền thống của mình.

Việc đầu tư và nâng cấp, tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của địa phương thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụvăn hóa tinh thần, vui chơi giải trí vàrèn luyện thểthao của người dân. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng của các đơn vị viễn thông trên địa bàn huyện, sóng điện thoại và các dịch vụ viễn thông phủ khắp địa bàn huyện, đã góp phần tạo điều kiện cho người dân tiếp thu những tri thức mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Ông Nguyễn Văn Long, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phú Giáo, cho biết: “Thời gian qua, Phú Giáo luôn quan tâm đến đời sống văn hóa, xây dựng các TCVH để phục vụ nhu cầu văn hóa, thể thao của người dân. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được thực hiện đồng bộ từcấp huyện, thị trấn đến các xã. Trung tâm văn hóa - thể thao, học tập cộng đồng ở các địa phương phục vụ khá tốt cho nhu cầu thưởng thức văn hóa, rèn luyện sức khỏe cũng như phục vụ cho việc hội họp của người dân ở địa phương. Các trung tâm văn hóa phát huy tốt vai trò của mình; trong đó trung tâm văn hóa, nhà văn hóa thiếu nhi của huyện… là những nơi để tổcác hoạt động văn hóa, văn nghệ lớn hàng năm cũng như các lễ hội của địa phương được người dân đồng thuận, tham gia nhiệt tình. Xây dựng và đưa vào sử dụng các TCVH từhuyện đến xã cũng phần nào làm khang trang hơn bộ mặt của nông thôn Phú Giáo ngày nay”.

 Phú Giáo hiện nay có 70/70 văn phòng khu, ấp đạt chuẩn, đó là nơi sinh hoạt văn hóa, bảo đảm về cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động như hội họp, văn nghệ, thể thao. Có 100% xã đã thành lập trung tâm văn hóa thể thao - học tập cộng đồng, hội trường với 150 chỗ ngồi trở lên. Khu thể thao của các xã, thị trấn có diện tích trên 2.000m2 để xây dựng các sân bóng đá, bóng chuyền đạt chuẩn. 100% xã có bố trí khu vui chơi, giải trí cho người già, trẻ em.

 QUỲNH NHƯ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên