Hãy gọi đến chúng tôi

Ở cái tuổi 71, cái tuổi “xưa nay hiếm” đáng lẽ người mẹ già ấy đã được thanh thản vui vầy cùng con cháu. Thế nhưng hàng ngày cụ vẫn phải cặm cụi đạp chiếc xe đạp cọc cạch đi lượm mủ đất bán để lấy tiền nuôi người con trai hơn 40 tuổi bị mù, mắc bệnh tiểu đường. Đó là hoàn cảnh của cụ Lại Thị Phơi, ngụ tổ 2, ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo.

Mới dừng chân đầu hẻm hỏi nhà của mấy mẹ con nghèo khó, bệnh tật cần giúp đỡ, bà con ở gần đó đã đon đả chuyện trò, kể về gia đình này. Bởi, bằng tình cảm xóm giềng, họ mong có thật nhiều người giúp đỡ “mấy mẹ con nhà bác ấy bớt khổ, nhà có 3 người hết 2 người tật nguyền”...

Được sự giới thiệu, hướng dẫn của một người bạn, chúng tôi tìm đến địa chỉ tổ 1, khu phố 8, thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên để thăm gia đình bé Nguyễn Quốc An - một cháu bé chưa tròn 6 tuổi lại phải đang sống mòn mỏi, vật vã từng ngày vì căn bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu).

Để tiếp tục khơi dậy tình cảm “thương người như thể thương thân”, huy động nguồn lực chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, thực hiện dự án xây dựng các trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân, xây dựng nhà tình nghĩa, cấp học bổng, trợ giúp tìm việc làm cho nạn nhân và con em nạn nhân, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức chương trình nhắn tin từ thiện chung tay xoa dịu “Nỗi đau da cam” năm 2012.   Chất độc da cam - nỗi đau không bao giờ dứt (ảnh minh họa)

Sức khỏe là tài sản vô giá của con người. Giàu nghèo có thể có người không màng tới nhưng có được sức khỏe tốt thì ai ai cũng ước ao. Với bà Nguyễn Thị Lắm, 67 tuổi, là một hộ nghèo ở phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, dù mang trong mình 2 căn bệnh hiểm nghèo: ung thư tử cung và suy thận mãn giai đoạn cuối, đối mặt với bao đau đớn về thể xác nhưng khát vọng sống vẫn trỗi dậy trong bà. Dù giờ đây, sự sống của bà Lắm được tính bằng ngày nhưng bà vẫn còn nuôi hy vọng được sống, bởi cuộc sống này còn nhiều điều tươi đẹp mà con người được quyền hưởng thụ. Sự sống của bà Lắm giờ đây chỉ được tính bằng ngày

Đó là trăn trở của anh Huỳnh Văn Phương, SN 1975, ngụ D15/19/1 đường Võ Văn Vân, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM hơn 20 năm nay. Cũng vì mang trong mình căn bệnh sỏi thận mãn tính khó trị, mà trên cơ thể của anh hiện chằng chịt những vết mổ sau 7 lần phẫu thuật. Trao đổi với P.V, anh đến với chương trình Hãy gọi đến chúng tôi không phải nhờ trợ giúp về vật chất, tiền bạc mà thông qua chương trình, anh mong nhận được sự tư vấn, giúp đỡ về phương pháp trị bệnh hoặc gặp được thầy giỏi để anh trị dứt căn bệnh sỏi thận mãn tính.  Vì mang căn bệnh sỏi thận mãn tính, anh Phương đã phải nhập viện phẫu thuật nhiều lần

Ở ấp 5, xã Tân An (TP.TDM) có hộ gia đình bà Nguyễn Thị Bơi hoàn cảnh rất ngặt nghèo cần được giúp đỡ. Bà Bơi tuổi già sức yếu, cộng thêm căn bệnh tim hành hạ. Đặc biệt, 3 trong số 9 người con của bà bị câm, điếc bẩm sinh hiện đang sinh sống với bà...

Con bệnh, chồng bỏ đi, sau đó 2 đứa con thân yêu cũng ra đi mãi mãi vì đuối nước. Tai họa không dừng ở đó, bản thân chị lại mang một căn bệnh hiểm nghèo, phải tích cực điều trị. Tai ương cứ liên tục đến với chị Nguyễn Thị Dinh ở ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng (Bến Cát). Giờ đây chị đang gắng gượng sống trong nỗi đau đớn tột cùng về tinh thần vì mất con và cơn đau thể xác do những căn bệnh nan y hành hạ cơ thể chị mỗi ngày.

Hội LHPN huyện Dầu Tiếng và Hội LHPN xã Thanh Tuyền vừa phối hợp tổ chức bàn giao 2 mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ khó khăn về nhà ở.

(BDO) Một người ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, người kia ở phường An Thạnh, thị xã Thuận An; tuy tuổi đời, hoàn cảnh khác nhau nhưng ở họ có điểm chung là bệnh tật và nghèo. Họ đã và đang trải qua những ngày tháng khó khăn nhất trong cuộc đời khi mà việc lo từng bữa ăn qua ngày đã vượt quá khả năng của mình thì lấy đâu ra tiền để mua thuốc chữa bệnh…

Làm việc thiện là một nghĩa cử đẹp của mọi người nói chung. Một khi đã có tấm lòng nhân ái, luôn hướng về cộng đồng xã hội thì dù giàu hay nghèo họ cũng không tiếc tiền của, công sức san sẻ cho người có hoàn cảnh khó khăn. Ngày nay có không ít người nước ngoài cũng tham gia làm từ thiện xã hội. Có người đang làm việc, học tập ở Việt Nam, nhưng cũng có người chọn nước ta để thể hiện tình cảm đồng loại. Chúng tôi đã chứng kiến tình người không biên giới ấy ở Trung tâm Nhân đạo Quê Hương.  Các sinh viên chăm sóc trẻ như những người ruột thịt

Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, từ năm 2007-2012, Bình Dương đã xây dựng và sửa chữa 806 căn nhà tình nghĩa, với tổng số tiền gần 24,022 tỷ đồng và trao tặng 491 sổ tiết kiệm với tổng số tiền hơn 199 triệu đồng cho đối tượng chính sách, trong đó ngân sách tỉnh chi gần 8,1 tỷ đồng; vận động, trích từ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” gần 15,086 tỷ đồng và gia đình đóng góp 1,042 tỷ đồng (mức hỗ trợ xây dựng 1 căn là 40 triệu đồng và sửa chữa là 20 triệu đồng; đến năm 2011 đã tăng mức xây mới lên 60 triệu đồng và sửa chữa là 30 triệu đồng).  Trao nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách

Quay lên trên