Huyện Bàu Bàng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-4-2014 theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29-12-2013 của Chính phủ. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ huyện Bàu Bàng đặt mục tiêu phấn đấu sớm trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị ở phía bắc của tỉnh Bình Dương.
Khu đô thị Bàu Bàng được công nhận đô thị loại V là cơ sở để huyện Bàu Bàng phát triển đô thị theo hướng hiện đại, gắn với phát triển công nghiệp
Nền tảng vững chắc
Với vị trí địa lý ở phía bắc của Bình Dương, Bàu Bàng nằm trên trục lộ giao thông quan trọng của tỉnh và khu vực (Quốc lộ 13), nối liền với huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) và có quỹ đất dồi dào. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân và doanh nghiệp (DN). Cùng với đó, Khu công nghiệp Bàu Bàng được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đến nay hơn 50% diện tích đã được các DN thuê; trong đó có những DN đầu tư vốn lớn như Công ty Viễn Đông (Đài Loan) triển khai dự án với diện tích 99 ha, vốn đầu tư ban đầu hơn 274 triệu đô la Mỹ…
Bên cạnh đó, đô thị Bàu Bàng đã được công nhận là đô thị loại V. Công tác triển khai việc cắm mốc xác định ranh giới khu đô thị loại V và các phần còn lại của 2 xã Lai Uyên và Lai Hưng cũng đã được huyện tiến hành và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho việc thành lập thị trấn Bàu Bàng… Đây là những yếu tố tạo nền tảng để Bàu Bàng phát triển mạnh về đô thị.
Ông Nguyễn Hữu Chí, Bí thư Huyện ủy Bàu Bàng cho biết, qua việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, trong đó tỉnh chú trọng mở rộng phát triển công nghiệp về phía bắc, lãnh đạo huyện đã triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Bàu Bàng đến năm 2025.
Huyện cũng đang xin chủ trương phát triển thêm 1.700 ha đất công nghiệp và dự kiến phát triển thêm 1.300 ha đất dịch vụ - đô thị nhằm phát triển không gian đô thị. Đây là cơ sở để Bàu Bàng tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm, xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ. Có thể nói, các yếu tố trên là điều kiện làm nền tảng để huyện Bàu Bàng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển vững mạnh, toàn diện, sớm trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị của tỉnh Bình Dương.
Phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch
Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện Bàu Bàng xác định phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng. Trong đó, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ có hàm lượng kỹ thuật cao và phát triển loại hình thương mại - dịch vụ phù hợp trong giai đoạn phát triển KT-XH của huyện; đồng thời chú trọng công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, những ngành công nghiệp thân thiện với môi trường.
Huyện cũng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng gắn với việc thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư. Trong thu hút đầu tư, Bàu Bàng tập trung ưu tiên các dự án đầu tư nước ngoài và trong nước có nguồn vốn, quy mô lớn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đã xác định phù hợp với quy hoạch và hạn chế phát triển công nghiệp bên ngoài khu, cụm công nghiệp.
Theo ông Lê Thanh Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng, trước mắt huyện sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổsung các nội dung quy hoạch trong các đồán quy hoạch, bảo đảm phùhợp với quy định quản lýtheo đồán quy hoạch xây dựng chung được phê duyệt như: hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Bàu Bàng đến năm 2025; quy hoạch chung xây dựng đô thị huyện Bàu Bàng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; hoàn chỉnh công tác quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kếđô thị. Đồng thời, huyện sẽ quản lýchặt chẽcác quỹđất dựkiến đểphát triển các công trình, các khu chức năng quan trọng của đô thịđúng theo quy hoạch được phê duyệt.
“Bàu Bàng sẽ nâng cấp mởrộng một sốtuyến đường huyện, điều chỉnh hệthống giao thông kết nối các tuyến đường huyện, các tuyến đường liên xãbảo đảm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân vàphát triển KT-XH trên địa bàn. Huyện cũng kiến nghị tỉnh đầu tư hệ thống giao thông liên vùng như đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường Vành đai 5, đường ĐT749a… nhằm phục vụ phát triển công nghiệp của huyện cũng như tạo động lực để phát triển đô thị”, ông Tâm cho biết thêm.
Trong giai đoạn 2014-2015, giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Bàu Bàng (theo giá so sánh 2010) đạt 15.804 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2014-2015 là 9,74%; giá trị sản xuất (theo giá thực tế) ước đạt 20.673 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 19,69%. Toàn huyện có 226 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký trên 3.251 tỷ đồng và 39 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 355,648 triệu đô la Mỹ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.543 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 21,63%; dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 666 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 20,83%.
HOÀNG PHẠM