Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại

Cập nhật: 30-07-2018 | 11:51:50

Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Bình Dương xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng đã giả danh các cơ quan chức năng như công an, viện kiểm sát cung cấp thông tin giả rằng các bị hại có liên quan đến các vụ án hình sự, từ đó buộc các bị hại phải chuyển tiền vào tài khoản của chúng để “kiểm tra”, sau đó nhanh chóng chiếm đoạt. Thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, không để lại bất cứ thông tin gì và nhanh chân tẩu thoát khi lấy được tiền, nhiều vụ lừa đảo các đối tượng đã chiếm đoạt số tiền của nạn nhân lên đến hàng tỷ đồng.

Một trong những vụ việc điển hình xảy ra vào ngày 5-7 vừa qua, nạn nhân là chị N.T.H. thường trú tại phường Tân Phước Khánh, TX.Tân Uyên, nhận được một cuộc điện thoại với nội dung cho biết “Nạn nhân đang nằm trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy, rửa tiền và trốn thuế đang bị cơ quan công an điều tra”. Sau đó người phụ nữ này đã nhận một cuộc điện thoại thông báo có một bưu phẩm, nhưng vì lý do nào đó nên bưu phẩm không thể gửi tới đích như dự định. Từ bưu phẩm “lạ” này, nhân viên tổng đài cho biết người phụ nữ sẽ phải trao đổi với “Công an TP.Hồ Chí Minh” để làm rõ, rồi tiến hành chuyển máy cho người khác và tự xưng là Công an ở TP.Hồ Chí Minh trao đổi với chị. Qua điện thoại, bọn chúng dọa nạt, báo chị có liên quan tới đường dây rửa tiền cho nhóm tội phạm ma túy và sẽ bị bắt tạm giam.

“Họ nói tôi nằm trong đường dây mua bán ma túy, mới đầu thì tôi không tin, sau đó họ chuyển máy cho người khác xưng là cơ quan công an và viện kiểm sát, gửi cả quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam cho tôi, nên tôi mới tin lời chúng”, chị N.T.H. trình báo.

Để tăng sự tin tưởng nhằm khiến nạn nhân hoảng sợ, hoang mang, tiếp đó nhóm lừa đảo này còn gửi cho nạn nhân một tờ “lệnh tạm giam”, trong đó ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, địa chỉ của nạn nhân ghi quyết định phê chuẩn vào ngày 19-7. Khi đối tượng thấy nạn nhân hoảng sợ thì chúng bắt chị phải chuyển tiền vào tài khoản cho chúng để không bị phong tỏa tài khoản khi bị điều tra. Vì quá lo sợ, nạn nhân đã đi chuyển tiền cho chúng 2 lần với tổng cộng hơn 2 tỷ đồng. Những kẻ giả danh yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của chúng và nói rằng đó là tài khoản “của công an”, để kiểm tra tính trong sạch của số tiền.

Khi nạn nhân chuyển tiền, nhóm lừa đảo nhanh chóng tẩu tán số tiền này. Đây không phải là trường hợp duy nhất bị lừa đảo trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo báo cáo của cơ quan điều tra Công an tỉnh, từ đầu năm 2017 đến nay trên địa bàn đã xảy ra khoảng 10 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn như trên, các đối tượng đã chiếm đoạt của các nạn nhân nhiều tỷ đồng.

Trung tá Hồ Hoàng Thanh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an tỉnh, cho biết qua tình hình trên, lực lượng Cảnh sát hình sự đã xác lập chuyên án nhanh chóng phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành điều tra, đấu tranh làm rõ các đường dây nhóm đối tượng này. “Tuy nhiên trong thời gian chúng tôi đang tiến hành điều tra, chưa bắt giữ được đối tượng, để đề phòng, chúng tôi khuyến cáo người dân nên cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi lạ yêu cầu chuyển số tiền lớn”.

Thời gian gần đây, thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội, qua điện thoại… là một loại tội phạm mới với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, rất tinh vi. Do đó cơ quan công an khuyến cáo khi gặp phải các trường hợp có đối tượng gọi điện hoặc vô cớ nhận được lệnh tạm giam thì mọi người lưu ý phải cần hết sức bình tĩnh, cảnh giác, không làm theo những điều chúng dẫn dắt, ngừng tiếp chuyện ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường; trình báo cụ thể tới cơ quan công an để kịp thời xử lý.

Để tăng sự tin tưởng nhằm khiến nạn nhân hoảng sợ, hoang mang, tiếp đó nhóm lừa đảo này còn gửi cho nạn nhân một tờ “lệnh tạm giam”, trong đó ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, địa chỉ của nạn nhân ghi quyết định phê chuẩn vào ngày 19-7. Khi đối tượng thấy nạn nhân hoảng sợ thì chúng bắt chị phải chuyển tiền vào tài khoản cho chúng để không bị phong tỏa tài khoản khi bị điều tra. Vì quá lo sợ nạn nhân đã đi chuyển tiền cho chúng 2 lần với tổng cộng hơn 2 tỷ đồng.

DUY KHANG

Chia sẻ bài viết
CƠ QUAN CA KHÔNG HỀ LÀM VIỆC BẰNG ĐT LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM DÙ MỚI CHỈ LÀ NGHI CAN.PHẢI CÓ LỆNH TẠM GIAM,TẠM GIỮ CÓ KÝ TÊN,ĐÓNG DẤU CỦA PHÓ HOẶC TRƯỞNG ĐẦU NGÀNH.GIA ĐÌNH TÔI CŨNG ĐÃ GẶP QUA TRƯỜNG HỢP NẨY.CHÚNG GỌI ĐẾN ĐT BÀN NHƯNG KIỂM TRA THÌ KHÔNG HIỂN THỊ SỐ GỌI ĐẾN(CÓ ĐĂNG KÝ) NHƯNG NHỜ SỰ TRẢ LỜI CỨNG RẮN VÀ YÊU CẦU ĐỐI TƯỢNG MUỐN GÌ ĐẾN PHƯỜNG LÀM VIỆC THÌ SAU ĐÓ BỌN CHÚNG NÍN LUÔN KHÔNG GỌI NỮA,SAU ĐÓ GIA ĐÌNH CÓ BÁO VỚI CA PHƯỜNG THÌ MỘT TIN BẤT NGỜ LÀ CẢ C.A CŨNG CÒN BỊ NHẮN TIN ĐE DỌA HUỐNG HỒ NGƯỜI DÂN
HỨA VĂN SANG (Cách đây 6 năm)

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=557
Quay lên trên