Một năm nữa đang dần đi qua, không khí giáng sinh, năm mới càng gần, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” để trang trải cuộc sống và về quê đón tết càng đè nặng lên đôi vai những sinh viên xa quê có hoàn cảnh khó khăn.
(BDO) Ngày 24-9, UBND tỉnh đã tổ chức xét chọn các doanh nghiệp (DN), doanh nhân xuất sắc để khen thưởng nhân dịp ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10) tới.
Hiện nay, huyện Dầu Tiếng có trên 500 trang trại, chủ yếu là trang trại trồng cao su, trong đó có 120 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong 120 trang trại chăn nuôi có 60 trang trại đạt các tiêu chí theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra tại Dầu Tiếng còn có 62 cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã như cá sấu, kỳ đà, rắn, chim trĩ, chim yến… Trong những năm gần đây, các trang trại tại Dầu Tiếng có xu hướng tăng về số lượng; mô hình được đầu tư theo hướng công nghệ cao, tập trung khép kín; địa điểm đầu tư, xây dựng đúng quy hoạch và bảo đảm yếu tố môi trường.
“Nhà tôi hồi đó rất nghèo. Vậy mà không hiểu sao 4 năm tôi học đại học, mẹ vẫn tiết kiệm được 20 triệu đồng. Mẹ cất giấu kỹ càng nói là cho tôi ra trường… chạy việc! Lương kế toán của tôi hồi đó 500.000 đồng/tháng. So tiền lương với tiền chạy việc, tôi thấy vô lý quá và xin mẹ tiền đó làm vốn, vác ba lô vào Nam” - anh bắt đầu câu chuyện của mình như thế…
Với nghề nuôi vịt “gia truyền”, gia đình ông Nguyễn Ngọc Ẩn (SN 1958, ngụ ấp 6, xã Thới Hòa, Bến Cát) thường xuyên phải “rày đây, mai đó” trên những cánh đồng dọc bờ sông Thị Tính cho đến ngày ông Ẩn tìm được một miếng đất “cắm dùi” ở ven sông vào năm 1997. Cũng từ đây, cơ nghiệp của gia đình ông được gầy dựng nên.