Doanh nghiệp Doanh nhân

Một năm nữa đang dần đi qua, không khí giáng sinh, năm mới càng gần, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” để trang trải cuộc sống và về quê đón tết càng đè nặng lên đôi vai những sinh viên xa quê có hoàn cảnh khó khăn.

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

Lặn lội từ Nghệ An vào Bình Dương lập nghiệp, hai vợ chồng ông Hồ Ngọc Hoan (xã Tân Thành, huyện Tân Uyên) chỉ mang theo hai con hươu để nuôi thử nghiệm. Cũng từ hươu mà kinh tế gia đình ông ổn định bao năm qua.

 Không có diện tích cao su rộng lớn với nguồn thu nhập cao ngất ngưởng như nhiều hộ gia đình khác, vì lý do đó mà ông đã tìm một hướng đi khác để phát triển kinh tế hộ gia đình. Dù cho hoàn cảnh khó khăn nhưng vợ chồng ông Tuân vẫn tìm đủ mọi cách vay mượn được một số vốn nho nhỏ để đầu tư vào chăn nuôi. “Vợ chồng tôi khởi nghiệp chăn nuôi chỉ với hai con bò sữa. Gặp bao khó khăn những tưởng phải bỏ giữa chừng, nhưng phải theo tới cùng bởi bỏ ngang thì bao nhiêu vốn liếng sẽ mất hết”, ông Tuân chia sẻ.   Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi đã mang về nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông Tuân 

Là một nông dân thuần túy với nghề nuôi heo, nhưng nhận ra nhu cầu thị trường cần cung cấp chim bồ câu, anh Trần Minh Dung (khu phố Phú Hội, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An) quyết định đầu tư vào loại vật nuôi này. Vượt qua những khó khăn ban đầu, hiện tại anh đang là ông chủ một trang trại nuôi bồ câu khá lớn, cung cấp cho nhiều nhà hàng từ Bình Dương đến TP.HCM.

Nằm trong danh sách những hộ nông dân nghèo của phường Vĩnh Phú (TX.Thuận An), nhưng gia đình cô Trần Thanh Diệu (khu phố Đông, phường Vĩnh Phú) đã thoát nghèo nhờ triển khai mô hình trồng giá đỗ.

Năm 2009, khi gà sao đang là vật nuôi có giá trị cao, anh Mai Thế Hệ bắt tay nuôi gà sao. Chỉ sau 3 năm nuôi gà sao với số lượng không lớn, gia đình anh đã thu về cả trăm triệu đồng. Từ thành công với con gà sao, anh Hệ bắt đầu chuyển sang thử sức với  những con vật lạ khó nuôi hơn như kỳ đà, cheo...    Đàn kỳ đà của anh Hệ đang phát triển rất tốt

Trao gửi tình yêu thương vào một lưỡi dao cho con gái làm công nhân xưởng hạt điều, nào ngờ đời ông và đời con cũng được xây nên từ đó…

Được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế TX.Thuận An (vốn đầu tư 70%), ông Nguyễn Thanh Hùng (vốn đầu tư 30%) đã triển khai mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (mô hình) tại xã Hưng Định (TX.Thuận An) để cung ứng các loại rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap ra thị trường.

Từ một anh bộ đội pháo binh quê ở Thanh Hóa, sau khi ra quân, ông Nguyễn Quang Tường chuyển vào lập nghiệp tại Dầu Tiếng (ấp Rạch Đá, Định Thành, Dầu Tiếng). Với hai bàn tay trắng nhưng bằng sự cần cù, hàng năm lợi nhuận từ cây cao su mang lại cho gia đình ông khoảng 800 triệu đồng.

Khi chúng tôi đến nhà, như thường lệ chị Hiền đã lùa đàn dê ra đồng. Vòng vèo trên cánh đồng cỏ với những lùm cây bụi cao quá đầu người khá lâu, chúng tôi mới gặp được chị. Nhìn cô gái nhỏ nhắn lùa đàn dê ra đồng, chúng tôi thầm nghĩ trong thời đại ngày nay thật khó có một phụ nữ trẻ chịu khó gắn bó với nghề nông như chị.    Đàn dê của chị Hiền hiện có đầy đủ các giống với những đặc  tính vượt trội cho giá trị thương phẩm cao

   Sản phẩm gốm sứ thương hiệu Minh Long I hiện đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước và được người tiêu dùng ưa chuộng

Quay lên trên