Doanh nghiệp Doanh nhân

Một năm nữa đang dần đi qua, không khí giáng sinh, năm mới càng gần, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” để trang trải cuộc sống và về quê đón tết càng đè nặng lên đôi vai những sinh viên xa quê có hoàn cảnh khó khăn.

  Mô hình điểm Dự án trồng lan Mokara cắt cành theo công nghệ mới của anh Lê Văn Đạt, phường Định Hòa (TP.TDM) bước đầu đạt kết quả khả quan Xác định mô hình trồng lan phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị và ven đô hiện nay của Bình Dương và để từng bước đưa sản xuất vào quy củ, ứng dụng khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả cao hơn, Ban Chủ nhiệm CLB đã mạnh dạn xây dựng các mô hình cải tiến ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, vận động HV thực hiện. Từ năm 2011, CLB đã đưa vào thực hiện Dự án trồng lan Mokara cắt cành theo công nghệ mới. CLB đã xây dựng 5 mô hình điểm, với diện tích 3.000m2. Đây là Dự án thử nghiệm về mật độ trồng (6 - 7 cây/m2), về định lượng phân bón, đặc biệt là ứng dụng công nghệ tưới phun sương bán tự động để giảm công lao động, tiết kiệm điện nước, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế của cây lan Mokara. Công nghệ này được Trung tâm Khuyến nông TP.Hồ Chí Minh chuyển giao. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 2,2 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã đạt được hiệu quả bước đầu, CLB tiếp tục theo dõi, rút kinh nghiệm để HV và nông dân học tập nhân rộng mô hình trong thời gian tới. Anh Lê Văn Đạt, phường Định Hòa, người thực hiện mô hình điểm của dự án này với 1.000m2 hiện đang cho kết quả rất tốt. Anh cho biết vườn lan của anh đã cho thu hoạch tăng gấp đôi so với cách trồng bình thường trước đây. Đối với cây lan hồ điệp, là giống lan thích nghi ở vùng ôn đới, cũng đang được CLB thực hiện xử lý cho ra hoa bằng hệ thống nhà lạnh để cây lan ra hoa theo yêu cầu.

Từ ông chủ một trang trại chăn nuôi gà với nguồn thu nhập cao ngất ngưởng, ông Nguyễn Thanh Tâm (khu phố Trung, P.Vĩnh Phú, TX.Thuận An) đã mở thêm mô hình nuôi trăn, một phần cũng là đam mê, phần khác là làm kinh tế phụ. Nhưng cũng từ những nguyên do ấy mà hiện tại ông đang sở hữu một trại nuôi trăn khá lớn với thu nhập cao. Ông Tâm cho biết: “Nuôi trăn là đam mê từ lâu, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên tôi dấn thân vào nghề hơi trễ so với dự tính trước đây”.

Định Hòa trong quá khứ cũng có sự hiện diện của các loại hoa vạn thọ, cúc, mai… để rồi mai một và mất dần đi theo thời gian, theo dòng chảy đô thị hóa. Nhưng nhờ có định hướng kịp thời, giờ Định Hòa được biết đến như là một “làng” hoa lan bạc tỷ.

 Chàng sinh viên nghèo đam mê… mai

Theo anh Tâm, rắn là loài động vật hoang dã dễ nuôi, việc tìm nguồn thức ăn cũng không khó, chủ yếu là ếch, nhái. Năm 2010 chỉ với 6 triệu đồng anh mua 50 con về nuôi thử nghiệm, sau 13 tháng rắn trưởng thành và trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5 - 2kg/con, anh bắt đầu tuyển chọn rắn nuôi lấy thịt và rắn sinh sản. Đợt đầu có khoảng 20 rắn mẹ sinh sản được gần 200 con, số còn lại được anh tiếp tục nuôi lớn thêm để bán rắn thịt. Đến nay trong chuồng của anh có 50 rắn hổ mẹ và khoảng 300 rắn hổ con đang được nuôi nhốt. Số rắn thịt sau gần 2 năm đã cho trọng lượng từ 2,5 - 3,5kg/con. Anh dự định ra tết sẽ xuất bán 20 con. Giá trên thị trường từ 600.000 - 900.000 đồng/kg tùy theo từng thời điểm. Anh nhẩm tính nếu trừ chi phí, anh thu lợi nhuận khoảng gần 40 triệu đồng.   Anh Tâm sẽ vừa tập trung nuôi rắn thịt vừa cho rắn sinh sản để tiếp tục gầy đàn cho các lứa kế tiếp

 Nhìn dáng vẻ bề ngoài, cộng với cái tuổi 35 của anh, tôi không nghĩ anh chính là ông chủ của nhiều trang trại NCBC lấy thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Anh kể, anh vào “nghiệp” NCBC khá tình cờ. Trước đây, anh chỉ nuôi gà, năm 2002 ông chú ở Đài Loan về “mách nước” NCBC đem lại hiệu quả cao nên anh nuôi thử. Sau đó, anh nhờ ông chú lấy giúp 500 quả trứng bồ câu giống Pháp về ấp nuôi thử. Từ đó đến nay, anh mê luôn “cái nghiệp” NCBC lấy thịt.    Anh Trần Minh Dũng bên chuồng chim bồ câu của gia đình

(BDO) Năm 1989, ngay khi đặt chân đến xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương), anh Nguyễn Hữu Triệu đã gửi gắm ước mơ làm giàu của mình vào cây tiêu. Thế nhưng, cây tiêu cũng đã làm cho gia đình anh không ít lần khốn đốn…

Tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật, chuyên ngành cơ khí chế tạo, anh xin việc làm tại một công ty tư nhân. Nhưng sau 2 năm, nhận thấy mình không thể “bán chất xám” một cách rẻ mạt, anh quyết tâm mở một xưởng sản xuất với quy mô nhỏ chuyên chế tạo máy cơ khí. Cũng tại đây anh đã chế tạo thành công rất nhiều loại máy phục vụ sản xuất, đồng thời cũng tạo việc làm và truyền đạt kinh nghiệm cho anh em công nhân.

Tốt nghiệp Đại học Xây dựng TP.HCM năm 2004 loại ưu và khao khát được làm chủ, nên chỉ sau 2 năm đi làm thuê cho các công ty, anh đã “ra riêng” bằng cách tự thành lập cho mình một công ty xây dựng ngay tại quê nhà. Ngoài niềm đam mê xây dựng, từ nhỏ anh còn yêu thích các loài vật nuôi và ôm ấp giấc mơ mở một trang trại chăn nuôi, vừa để thỏa ước mơ, vừa để tăng thêm thu nhập. Đầu năm 2007, qua tìm hiểu nhận thấy nhím là loài vật dễ nuôi, ít bị bệnh nếu được chăm  sóc tốt, lại có giá trị kinh tế cao nên anh đã đầu tư 18 triệu đồng mua 3 cặp nhím về nuôi thử. Để có kinh nghiệm chăm sóc nhím, anh đã tham quan nhiều mô hình nuôi nhím từ Đồng Nai, Long An đến Bình Thuận... Tuy vậy, thời gian đầu chàng kỹ sư xây dựng cũng gặp không ít khó khăn với con nhím! Nhờ sự động viên, ủng hộ từ người thân và lòng quyết tâm, anh đã thành công. Qua nhiều lần sửa sang, trang trại Đặng Thư của anh hiện như một khu vườn nghỉ mát, trong đó có sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên và các loài vật. Ước tính số tiền anh đã đầu tư cho chuồng trại lên tới cả tỷ đồng.    Thời gian rảnh, anh Bảo tự tay chăm sóc nhím để quan sát tình hình phát triển của chúng

   Mô hình nuôi cá cảnh của anh Huệ đang phát huy hiệu quả Khởi nghiệp chỉ với vài con cá cảnh nuôi cho thỏa đam mê. Nhưng sau đó, anh Huệ quyết định đầu tư vào việc nuôi cá cảnh và đã gặt hái được nhiều thành công. Ngoài những khó khăn ban đầu như thiếu kinh nghiệm chăm sóc, ngay sau đó anh đã khắc phục được bằng việc tham gia những lớp tập huấn, hướng dẫn về việc chăm sóc và phòng bệnh cho cá cảnh. Tâm sự với chúng tôi, anh nói: “Thật sự lúc đầu mình cũng không tính đầu tư vào việc nuôi cá cảnh, chỉ nghĩ là nuôi một vài con cho vui thôi. Nhưng sau đó cảm thấy mô hình nuôi cá cảnh rất hay mà lại ít ai làm nên mình quyết tâm đầu tư”.

Quay lên trên